Xuất khẩu đồ gỗ: Cách chinh phục thị trường Nhật Bản

ĐÀO TIẾN DŨNG - Chánh văn phòng HAWA/DNSGCT| 14/08/2015 02:29

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đã giảm hẳn đơn đặt hàng với các doanh nghiệp đồ gỗ Việt Nam và thay vào đó bằng các hợp đồng hợp tác với doanh nghiệp Đài Loan.

Xuất khẩu đồ gỗ: Cách chinh phục thị trường Nhật Bản

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đã giảm hẳn đơn đặt hàng với các doanh nghiệp đồ gỗ Việt Nam và thay vào đó bằng các hợp đồng hợp tác với doanh nghiệp Đài Loan. Nguyên nhân chủ yếu là quá nhiều sản phẩm Việt Nam xuất sang Nhật không đạt yêu cầu nên phía Nhật phải sửa lại và bán thanh lý giá rẻ.

Đọc E-paper

Biết Nhật là thị trường khó tính nhưng chi trả cao nên hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều cố gắng hết mình để đảm bảo đưa sản phẩm chất lượng nhất vào thị trường này.

Tuy nhiên khác với Âu Mỹ, người Nhật không chỉ ra chi tiết những gì họ muốn và mặc định là đối tác đương nhiên phải làm được giống như chất lượng họ đã gửi gắm trong sản phẩm mẫu và bản vẽ.

Điều này dẫn đến những doanh nghiệp Việt chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế làm việc với người Nhật không hình dung hết mức độ đòi hỏi của đối tác.

Một ví dụ điển hình là người Nhật chỉ chấp nhận mức dung sai dưới 0,5% trong khi nhiều người Việt cho rằng mức dung sai dưới… 5% thì không sao.

Cùng là hai cánh cửa kéo có hình dáng, màu sắc, chất liệu giống nhau và cùng đóng mở bình thường nhưng nếu sản phẩm có dung sai “theo chuẩn Việt Nam” sẽ bị rung rinh và có tiếng rít khi sử dụng.

Để khắc phục tình trạng trên, HAWA (Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM) và ông Nishiyama - Giám đốc Công ty BSO Nhật Bản đã có phần trao đổi về hoạt động kết nối các doanh nghiệp Nhật Bản với các nhà sản xuất đồ gỗ của HAWA.

* Thưa ông Nishiyama, nếu doanh nghiệp Việt Nam tăng cường khâu quản lý chất lượng bằng cách tăng số lượng người giám sát thì liệu có thể đáp ứng được yêu cầu của người Nhật không?

- Số lượng người giám sát không quan trọng bằng chất lượng giám sát. Tôi cho rằng người giám sát phải được đào tạo kỹ lưỡng như ở Nhật thì doanh nghiệp Việt mới có thể kinh doanh được với người Nhật.

Ví dụ, Trung Quốc cũng mất 10 năm mới nắm được tiêu chuẩn yêu cầu của khách hàng Nhật để bắt đầu làm tương đối tốt như hiện nay.

* Vậy làm sao để doanh nghiệp Việt Nam có thể hợp tác liên doanh với các doanh nghiệp Nhật dưới sự quản lý chất lượng khắt khe và hướng dẫn trực tiếp của chuyên gia Nhật?

- Đối với người Nhật, việc liên doanh chỉ có thể bắt đầu khi doanh nghiệp Việt Nam đạt đến một tầm nhất định. Các doanh nghiệp Việt cần đầu tư nhiều hơn nữa vào con người và cần phải có một đơn vị chuyên trách trong việc đánh giá kỹ năng sản xuất của công nhân.

Theo tôi, các doanh nghiệp muốn vào thị trường Nhật cần phải cử người tới Nhật để học hỏi. Cách tốt nhất bây giờ là tiếp cận với các nghiệp đoàn nhỏ của Nhật để trao đổi học tập và nhờ họ hướng dẫn cụ thể. Đây cũng là điều tôi đang cố gắng làm.

Bên cạnh đó, nếu các doanh nghiệp Việt Nam nỗ lực hợp tác với nhau để làm ra được những sản phẩm có dung sai thấp thì họ cũng sẽ sớm có cơ hội để tiếp cận và chinh phục được các doanh nghiệp Nhật Bản.

Ngoài ra, tôi cũng muốn chia sẻ thêm là ở Nhật, khi gia công sản phẩm, người công nhân phải biết cắt từ điểm nào đến điểm nào thì được, dù việc này không ghi trong bản vẽ. Còn công nhân Việt Nam sẽ làm ngược lại khi thực hiện thao tác.

Lúc làm xong, hình dạng sản phẩm giống nhau, nhưng khi lắp ráp lại bị lệch. Vậy nên phải có những lớp học đào tạo các thao tác cơ bản để công nhân học cách phân tích công việc và nhìn số liệu.

* Xin cảm ơn ông!

>Xuất khẩu gỗ và một số vấn đề cần lưu ý

>Xuất khẩu gỗ đối mặt nhiều rào cản mới

>Liên minh Hawa và Bifa: Bắt tay tìm đường vào thị trường nội địa

>HAWA trao Giải thưởng Veneer 2014

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Xuất khẩu đồ gỗ: Cách chinh phục thị trường Nhật Bản
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO