Trong phương án vừa trình lên Chính phủ, Bộ Tài chính đề xuất gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt của kỳ tính thuế từ tháng 6 đến tháng 9 năm nay. Chậm nhất đến ngày 20/11, DN phải nộp đầy đủ số thuế được gia hạn này.
Theo Bộ Tài chính, các năm gần đây, bình quân số thuế tiêu thụ đặc biệt các DN sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước nộp từ 2.450 đến 2.800 tỷ đồng/tháng. Với kịch bản nhu cầu xe điện tăng nhờ giảm thuế tiêu thụ đặc biệt với xe điện chạy pin, số thuế ước thu mỗi tháng năm 2022 khoảng 2.000 tỷ đồng.
Các DN được chậm nộp thuế tiêu thụ đặc biệt của kỳ tính thuế tháng 6, 7, 8, 9 đến hết 20/11. Với tổng thời gian gia hạn là 10 tháng này, tổng số tiền được gia hạn là 20.000 tỷ đồng.
Vì đây là giải pháp cấp bách cần ban hành ngay để kịp thời hỗ trợ DN, Bộ Tài chính xin Chính phủ cho phép nghị định có hiệu lực kể từ ngày ký. Do đó, nếu được thông qua, chính sách giảm thuế tiêu thụ đặc biệt với ôtô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước được áp dụng liên tục trong 3 năm, từ năm 2020 đến nay.
Theo Bộ Tài chính, hoạt động bán hàng của DN chịu tác động tiêu cực trong giai đoạn tháng 6 đến 9/2022 do chống dịch. Các nhà máy sản xuất ôtô của một số hãng cũng bị ảnh hưởng vì thiếu chip, linh kiện lắp ráp do chuỗi cung ứng toàn cầu đứt gãy. 2021 là năm thị trường ôtô Việt trải qua nhiều sóng gió và vẫn cần sự hỗ trợ của Nhà nước.
Việc gia hạn nộp thuế với ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước chưa phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia. Song, Bộ Tài chính đánh giá chính sách này là cần thiết để tạo điều kiện giúp đỡ DN vượt khó khăn.
Không chỉ Việt Nam, nhiều nước cũng đã áp dụng các biện pháp để hỗ trợ ngành sản xuất trong nước trong giai đoạn dịch bệnh. Thời gian gia hạn không kéo dài nên khả năng bị khởi kiện, theo bộ đánh giá, là không cao, do việc khởi kiện chỉ nhằm chấm dứt các biện pháp đang được áp dụng, không thể nhằm vào một biện pháp đã kết thúc.