WHO: Hàng trăm triệu người có thể đã 'dính' Covid-19, gấp 22 lần số ca ghi nhận

Tuỳ Phong| 06/10/2020 01:15

Theo Giám đốc điều hành Chương trình Y tế Khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ước tính cứ 10 người trên thế giới thì sẽ có 1 người nhiễm SARS-CoV-2.

WHO: Hàng trăm triệu người có thể đã 'dính' Covid-19, gấp 22 lần số ca ghi nhận

Những chiếc ghế trống được đặt để tưởng nhớ 200.000 người đã tử vong vì Covid-19 tại Mỹ phía sau Nhà Trắng. Ảnh: Getty Images/Tasos Katopodis

Như vậy, số người thực nhiễm Covid-19 có thể cao hơn khoảng 20 lần số trường hợp mắc bệnh được ghi nhận.

Cảnh báo về "giai đoạn khó khăn sắp tới", Giám đốc điều hành Chương trình Y tế Khẩn cấp của WHO Michael Ryan cho rằng, tỷ lệ 10% dân số toàn cầu nhiễm virus có thể "tăng giảm tuỳ theo quốc gia, tuỳ theo khu vực thành thị hay nông thôn, và tuỳ theo nhóm tuổi".

"Song, điều chắc chắn là phần đông dân số thế giới vẫn có nguy cơ mắc bệnh", ông Ryan nói.

Thông tin trên được vị giám đốc đưa ra trong một phiên họp đặc biệt ngày 5/10/2020 của ban điều hành gồm 34 thành viên thuộc WHO. Theo ông Ryan, dịch bệnh vẫn đang tiếp tục lây lan tại nhiều khu vực trên thế giới, và "chúng ta đang tiến vào một giai đoạn khó khăn". 

Tại châu Âu, Đông Nam Á và đông Địa Trung Hải, số ca nhiễm và tử vong đang tăng lên, trong khi tình hình tại châu Phi và Tây Á "đang diễn tiến tích cực hơn".

Link bài viết

Nếu ước tính của WHO là chính xác, số người thực nhiễm Covid-19 trên toàn thế giới sẽ vào khoảng 770 triệu, dựa trên cơ sở dân số thế giới là 7,7 tỷ người. 

Như vậy, con số thực nhiễm vừa nêu gấp 22 lần so với số ca nhiễm Covid-19 được ghi nhận trên toàn cầu, khi cập nhật đến sáng 6/10/2020, thế giới có 35.698.655 người mắc bệnh và 1.045.953 triệu trường hợp tử vong.

Được biết, ông Ryan không nêu chi tiết về số lượng người thực nhiễm SARS-CoV-2 theo ước tính. Song, Margaret Harris - một phát ngôn viên của WHO, nói rằng con số này được đưa ra dựa trên các nghiên cứu kháng thể được tiến hành tại khắp thế giới.

Theo bà Harris, khoảng 90% dân số thế giới chưa bị nhiễm SARS-CoV-2, đồng nghĩa virus có "cơ hội" để lây lan thêm nữa "nếu chúng ta không có hành động để ngăn chặn nó", chẳng hạn bằng cách truy vết.

Ông Ryan cho biết, "dịch bệnh sẽ tiếp tục tiến hoá", song thế giới đã có công cụ cần thiết để ngăn chặn sự lây lan và chữa trị cho những người mắc bệnh.

"Tương lai phụ thuộc vào các quyết định chung mà chúng ta phải cùng nhau đưa ra về việc sử dụng, phát triển, nhân rộng và phân phối các công cụ này như thế nào", vị giám đốc nhận xét.

"Dịch bệnh sẽ tiếp tục tiến hoá", song thế giới đã có công cụ cần thiết để ngăn chặn sự lây lan và chữa trị cho những người mắc bệnh.

"Dịch bệnh sẽ tiếp tục tiến hoá", song thế giới đã có công cụ cần thiết để ngăn chặn sự lây lan và chữa trị cho những người mắc bệnh.

Trong khi đó, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhận xét: "Những gì chúng tôi học được từ mọi khu vực trên thế giới là với sự lãnh đạo mạnh mẽ; chiến lược rõ ràng, toàn diện; giao tiếp nhất quán; và người dân đồng lòng tham gia, được trao quyền và được hỗ trợ; thì mọi chuyện không bao giờ là quá muộn..." 

"Mọi tình huống đều có thể được xoay chuyển, nhưng đồng thời, những chiến thắng phải rất khó khăn mới giành được cũng có thể dễ dàng biến mất", ông Tedros nói.

Trước đó, bà Soumya Swaminathan - khoa học gia trưởng của WHO từng cho biết: "Phải ít nhất đến năm 2022, mới có đủ người tiêm vắc-xin để tạo nên khả năng miễn dịch. Do đó, trong khoảng thời gian dài sắp tới, chúng ta cần duy trì các biện pháp đang được áp dụng, đi cùng với thực hiện giãn cách xã hội,đeo khẩu trang và vệ sinh đường hô hấp".

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
WHO: Hàng trăm triệu người có thể đã 'dính' Covid-19, gấp 22 lần số ca ghi nhận
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO