Việt Nam giữ vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi xanh của ngành công nghiệp
Cam kết phát triển bền vững là động lực chính thúc đẩy sự phát triển của các dự án có yếu tố bền vững để thu hút khách hàng cao cấp.
Với lợi thế địa lý chiến lược, Việt Nam hưởng lợi đáng kể từ chiến lược ‘Trung Quốc +1’. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại đây có tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) đạt 10% trong giai đoạn 2010 – 2023, cao hơn mức trung bình 7,6% của các nước trong khu vực ASEAN (bao gồm Indonesia, Philippines, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam) và trái ngược với sự sụt giảm -3,8% của Trung Quốc.
Các sáng kiến kinh tế và phát triển bền vững
Với cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 (net-zero) vào năm 2050, như đã tuyên bố tại COP26, Việt Nam đang tích cực triển khai lộ trình chuyển đổi sang nền kinh tế trung hoà Carbon. Các nhóm hành động chính bao gồm tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo, sử dụng năng lượng hiệu quả và thúc đẩy phương tiện giao thông điện. Ngành công nghiệp đang dẫn đầu việc đạt được các chứng nhận xanh cho tòa nhà, với hơn 70% dự án đạt Chứng chỉ LEED trong năm 2023 thuộc nhóm công trình công nghiệp, theo Hội đồng Công trình xanh Hoa Kỳ.
Khu Công nghiệp sinh thái
Việt Nam đã ban hành Nghị định 35/2022/NĐ-CP nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh, với một trong những trọng tâm là phát triển khu công nghiệp sinh thái. Hiện nay, các dự án thí điểm như Amata City Biên Hòa và các Khu Công nghiệp Deep C là minh chứng sự phát triển đáng kể trong việc triển khai các mô hình khu công nghiệp sinh thái. Các dự án này tập trung vào việc nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng, tái chế chất thải và sử dụng năng lượng tái tạo, đạt được lợi ích bền vững về cả môi trường và kinh tế.
Thị trường công nghiệp Việt Nam đang ở thời điểm then chốt khi việc áp dụng các giải pháp bền vững không chỉ là một yêu cầu bắt buộc mà còn là một lợi thế chiến lược. Vậy nên, chắc chắn rằng tất cả các bên liên quan đang hướng tới thúc đẩy sự thay đổi bền vững và nắm bắt cơ hội tại thị trường công nghiệp của Việt Nam cũng sẽ thấy được lợi thế về kinh doanh của các sáng kiến xanh.
Xuất khẩu Việt Nam được kỳ vọng đạt tốc độ tăng trưởng kép 6,8% hàng năm trong giai đoạn 2024 – 2030, trong khi tiêu thụ nội địa được dự đoán có mức tăng trưởng 6,1% trong cùng giai đoạn. Ngành thương mại điện tử chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ với mức CAGR đạt 33,8% giai đoạn 2019 – 2023, được đánh giá là một trong những thị trường phát triển mạnh mẽ nhất trong khu vực.
Một yếu tố khác giúp thu hút đầu tư vào chuỗi cung ứng và sản xuất công nghiệp là lực lượng lao động có trình độ giáo dục cao của Việt Nam, với 87% dân số trong độ tuổi lao động có bằng cấp, đứng thứ hai trong khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh đó, mức lương trung bình của lao động trong ngành chế biến chế tạo chỉ bằng khoảng 34% so với Trung Quốc, giúp Việt Nam tận dụng lợi thế từ chiến lược ‘Trung Quốc +1’.
Động lực thị trường
Là một quốc gia lấy xuất khẩu làm động lực phát triển kinh tế, Việt Nam hiện có 12.254 hecta đất công nghiệp ở miền Bắc và 28.251 hecta ở miền Nam, tạo đủ nguồn cung đất để đón đầu nhu cầu sắp tới.
Thị trường công nghiệp và chuỗi cung ứng Việt Nam đã trở thành một trong những thị trường công nghiệp nhanh nhất trong khu vực nhờ vào sự hiện diện mạnh mẽ của các nhà đầu tư tổ chức trong những năm gần đây đã khiến. Điều này cũng cho thấy khả năng cải thiện tính ổn định, tiêu chuẩn hóa và minh bạch của thị trường. Thị trường nhà xưởng xây sẵn (NXXS) cho thấy hiệu suất bền vững giữa bối cảnh kinh tế đảo chiều, nhờ sự tăng trưởng của lĩnh vực sản xuất và thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, thị trường nhà kho xây sẵn (NKXS), sau một giai đoạn phát triển mạnh mẽ, đang ổn định, được hỗ trợ bởi tiêu dùng nội địa và nhu cầu lưu trữ từ ngành sản xuất.
Khi lĩnh vực công nghiệp và chuỗi cung ứng phát triển nhanh chóng, thị trường cũng thu hút sự chú ý đến các tài sản tiềm năng mới như trung tâm dữ liệu và kho lạnh. Việt Nam được xem là địa điểm hấp dẫn nhờ tiềm năng phát triển kinh tế và cấu trúc dân số.
(*) Giám đốc cấp cao Khối Nghiên cứu và Tư vấn tại JLL Việt Nam