Ảnh minh họa (nguồn: Bloomberg) |
Cuộc điện đàm diễn ra giữa ông Robert Lighthizer - Đại diện Thương mại Mỹ, ông Steven Mnuchin - Bộ trưởng Tài chính Mỹ và Phó Thủ tướng Trung Quốc Liu He. Đây được xem là nỗ lực mới nhất của Trung Quốc và Mỹ để làm dịu cuộc chiến thương mại kéo dài gần 16 tháng đang làm rung chuyển thị trường tài chính, làm gián đoạn chuỗi cung ứng và làm chậm tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Ngày 11/10/2019, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố về một thỏa thuận thương mại “giai đoạn 1”. Và hai bên đang làm việc tích cực để đi đến thống nhất thỏa thuận “giai đoạn 1” bằng một văn bản cuối cùng. Văn bản này sẽ được kịp thời ký kết với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng 11/2019 tại hội nghị thượng đỉnh ở Chile.
Sản phẩm nông nghiệp là vấn đề thảo luận chủ đạo
Bắc Kinh muốn Mỹ hoãn một số quy định áp thuế vào hàng nhập khẩu của Trung Quốc để đổi lấy các bước tiến trong đàm phán với Mỹ về các điều kiện cho hàng nông sản như đậu nành.
Mỹ thì muốn Bắc Kinh cam kết sẽ mua sản phẩm này vào các giai đoạn đặc biệt với giá đặc biệt trong khi Trung Quốc muốn các đơn hàng được mua theo tình hình thực tế của thị trường.
Phát biểu với phóng viên tại nhà trắng hôm thứ sáu 25/10/2019, Tổng thống Trump nói: “Họ muốn tiến hành những đơn hàng rất tồi” nhưng “Họ cũng đang sẵn sàng để mua thêm sản phẩm nông nghiệp nhiều hơn mức mọi người nghĩ”.
Thuế quan chi phối kết quả
Cho đến nay, Trump chỉ đồng ý hủy bỏ mức tăng thuế quan vào ngày 15/10/2019 đối với 250 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc vì Trung Quốc có sự cam kết về việc mua hàng nông nghiệp, tăng khả năng tiếp cận thị trường dịch vụ tài chính, cải thiện bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và hiệp ước tiền tệ.
Nhưng theo hai nguồn tin có trụ sở tại Mỹ đã tiết lộ với Reuters thì để ký kết thỏa thuận, Bắc Kinh dự kiến sẽ yêu cầu Washington bỏ kế hoạch áp thuế đối với hàng hóa trị giá 156 tỷ USD, bao gồm điện thoại di động, máy tính xách tay và đồ chơi vào ngày 15/12/2019. Bắc Kinh cũng tìm cách loại bỏ thuế quan 15% áp đặt vào ngày 1/9/2019 đối với khoảng 125 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, đã áp đặt thuế quan vào tháng 8/2019 sau một vòng đàm phán thất bại, thiết lập hiệu quả các nghĩa vụ trừng phạt đối với gần như tất cả 550 tỷ USD hàng nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc.
Người Trung Quốc muốn quay trở lại thuế quan chỉ với 250 tỷ USD hàng hóa ban đầu, nguồn tin cho biết.
Derek Scissors, một học giả thường trú và chuyên gia về Trung Quốc tại Viện Doanh nghiệp Mỹ ở Washington, cho biết mục tiêu ban đầu của các cuộc đàm phán đầu tháng 10/2019 là hoàn thiện một văn bản về sở hữu trí tuệ, nông nghiệp và tiếp cận thị trường để mở đường cho việc hoãn đợt tăng thuế vào ngày 15/12 năm nay. Và thật kỳ quặc khi (tổng thống) rất lạc quan với Liu He và chúng tôi vẫn không ủng hộ việc giảm thuế.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin, tuần trước cho biết không có quyết định nào được đưa ra về thuế quan ngày 15/12/2019, nhưng nói thêm: Chúng tôi sẽ giải quyết khi chúng tôi còn tiếp tục có các cuộc đàm phán.
Trung Quốc đưa ra đơn hàng nhỏ hơn Mỹ kỳ vọng
Nếu một văn bản có thể được ký kết, đổi lại Bắc Kinh sẽ miễn một số sản phẩm nông nghiệp của Mỹ khỏi thuế quan, bao gồm đậu nành và lúa mì và ngô. Người mua sẽ được miễn thuế bổ sung cho việc mua trong tương lai và nhận tiền lãi cho thuế quan họ đã trả trong các lần mua sản phẩm trước đó trong danh sách.
Nhưng số tiền cuối cùng của các đơn đặt hàng từ Trung Quốc là không chắc chắn. Trump đã mời chào mua 40-50 tỷ USD hằng năm - vượt xa mức mua hàng của Trung Quốc 2017 là 19,5 tỷ USD (số liệu được đo lường bởi Cục nông nghiệp Mỹ).
Một trong những nguồn tin tóm tắt về các cuộc đàm phán nói rằng đề nghị của Trung Quốc sẽ bắt đầu với khoảng 20 tỷ USD mua hàng năm, phần lớn khôi phục hiện trạng trước chiến tranh, nhưng điều này có thể tăng theo thời gian. Việc mua hàng cũng sẽ phụ thuộc vào điều kiện thị trường và giá cả.
Lighthizer đã nhấn mạnh, thỏa thuận của Trung Quốc để loại bỏ một số hạn chế đối với cây trồng biến đổi gen của Mỹ và các rào cản an toàn thực phẩm khác, và nó có thể mở đường cho xuất khẩu nông sản chất lượng cao của Mỹ sang Trung Quốc.
Thuế quan của Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốc đã đưa Trung Quốc đến bàn đàm phán để giải quyết sự bất bình của Mỹ đối với các hoạt động thương mại và thực tiễn sở hữu trí tuệ của họ. Nhưng cho đến nay, Mỹ vẫn thất bại trong việc mong muốn tác động tới mô hình kinh tế do nhà nước Trung Quốc lãnh đạo.
Thỏa thuận “giai đoạn 1” sẽ giảm bớt căng thẳng và mang lại sự ổn định cho thị trường, nhưng dự kiến sẽ không giải quyết được các khiếu nại cốt lõi của Mỹ về hành vi trộm cắp của Trung Quốc và buộc chuyển giao sở hữu trí tuệ cũng như công nghệ Mỹ. Chương quyền sở hữu trí tuệ trong thỏa thuận chủ yếu đề cập đến vấn đề bản quyền, thương hiệu và cam kết hạn chế chuyển giao công nghệ mà Bắc Kinh đã đưa vào luật đầu tư mới.
Các vấn đề khó khăn hơn, bao gồm hạn chế dữ liệu, các quy định an ninh mạng và trợ cấp công nghiệp của Trung Quốc sẽ được để lại cho các giai đoạn đàm phán sau này. Tuy nhiên, một số người theo dõi thương mại Trung Quốc nói rằng việc hoàn tất thỏa thuận “giai đoạn 1” có thể không khuyến khích Trung Quốc đàm phán thêm, đặc biệt là trong giai đoạn bầu cử của Mỹ vào năm 2020.
Theo học giả Derek Scissors Các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Trung Quốc thay đổi rất nhanh từ nóng sang lạnh, nhưng càng mất nhiều thời gian để đi tới thỏa thuận “giai đoạn 1” dễ dàng hơn, càng khó để tưởng tượng ra một bước đột phá giai đoạn 2.
Hai trong số các nguồn tin cho biết Mnuchin và Lighthizer có thể sẽ tới Bắc Kinh vào tuần thứ ba của tháng 11 để nói chuyện trực tiếp nhằm cố gắng hoàn thiện một văn bản. Nhưng một phát ngôn viên của Bộ Tài chính cho biết không có cuộc họp nào như vậy đã được lên kế hoạch.