Doanh nhân

Tổng hợp tin doanh nhân tuần 14 – 20/1

Thanh An 20/01/2024 09:00

Doanh nhân Nguyễn Thanh Sơn được bổ nhiệm chức Tổng Giám đốc An Gia; Ba bài học lớn cho ngành dệt may của Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam; Suy nghĩ của doanh nhân Trương Gia Bình về cơ hội cho người trẻ Việt Nam trong ngành bán dẫn… là những tin nổi bật về doanh nhân trong tuần qua.

Doanh nhân Nguyễn Thanh Sơn được bổ nhiệm chức Tổng Giám đốc An Gia

agg-tong-giam-doc-moi.jpg

Sau khi được Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia (HOSE: AGG) Nguyễn Bá Sáng bổ nhiệm giữ chức Tổng Giám đốc thay cho bà Huỳnh Thị Kim Ánh, hiện đảm nhiệm vị trí Giám đốc Khối Tài chính Đầu tư, tân Tổng Giám đốc An Gia Nguyễn Thanh Sơn được An Gia được cho sẽ có những định hướng, chiến lược tăng trưởng chung cho doanh nghiệp bất động sản này trong giai đoạn tới.

Được biết, trước khi gia nhập An Gia, ông Nguyễn Thanh Sơn từng là Tổng Giám đốc Công ty Xây dựng Vincom 2, 5 - Tập đoàn Vingroup, Phó Tổng Giám đốc MIK Group và đảm nhiệm một số vai trò lãnh đạo tại các doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Ngoài ra, ông Sơn cũng từng có nhiều năm làm việc tại Tập đoàn Nam Long trên nhiều cương vị khác nhau, như Giám đốc Chuyển đổi trong dự án chiến lược tăng trưởng Nam Long 2030, Tổng Giám đốc Nam Long Land - đơn vị phụ trách mảng kinh doanh nhà ở gắn liền với các dự án, khu đô thị quy mô lớn. Chủ tịch HĐQT An Gia Nguyễn Bá Sáng kỳ vọng với chuyên môn, kinh nghiệm và tâm huyết nhiều năm trên thị trường bất động sản, ông Nguyễn Thanh Sơn sẽ cùng đội ngũ nhân sự của An Gia hoàn thành các kế hoạch đề ra trong chu kỳ tăng trường mới.

Ba bài học lớn cho ngành dệt may của Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam

vu-duc-giang-3-1646495302.jpg

Trải qua những khó khăn và thách thức của ngành dệt may trong năm 2023, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) Vũ Đức Giang nhận định, để ngành dệt may bứt phá trong năm 2024 trước hết cần rút ra 3 bài học lớn từ năm ngoái. Thứ nhất, tiếp tục đa dạng hóa được thị trường, đa dạng hóa khách hàng trên toàn cầu. Thứ hai, phải khẳng định và giữ vững vị thế của ngành dệt may Việt Nam trên thị trường thế giới. Thứ ba, các doanh nghiệp dệt may cần phải thích ứng với những đòi hỏi khắt khe về những chuẩn mực, rào cản kỹ thuật của những nước nhập khẩu lớn nói riêng và thị trường toàn cầu nói chung.

Cũng theo ông Vũ Đức Giang, dự báo năm 2024 kinh tế thế giới sẽ còn nhiều biến động. Cùng với đó, sẽ xuất hiện nhiều thị trường nhập khẩu dệt may lớn đưa ra những quy định mới mang tính bắt buộc liên quan tới thẩm định quyền con người và môi trường trong chuỗi cung ứng, quy định thiết kế sinh thái, sản phẩm tái chế, xử lý chất thải dệt may… Vì thế, ngành dệt may Việt Nam cần đặt ra mục tiêu phát triển bền vững đi đôi với phát triển thích ứng với đòi hỏi của thị trường toàn cầu về vấn đề phát triển xanh hóa, giảm phát thải khí nhà kính… Tiếp theo là cần đầu tư về công nghệ, tự động hóa và dây chuyền thích ứng giao hàng nhanh, mã hàng nhỏ, chất lượng cao. Ngoài ra, doanh nghiệp dệt may cần có những cơ chế, chính sách, hoạch định chiến lược có bao nhiêu thương hiệu, nhãn hiệu, từ đó có giải pháp lựa chọn, đầu tư đưa nhãn hiệu, thương hiệu đó vào thị trường thế giới, đưa lên sàn thương mại điện tử và kênh bán hàng trên toàn cầu.

Suy nghĩ của doanh nhân Trương Gia Bình về cơ hội cho người trẻ Việt Nam trong ngành bán dẫn

chu-tich-fpt-truong-gia-binh-ky-vong-vao-tiem-nang-hop-tac-phat-trien-nganh-cong-nghe-cao.jpg

Trong khuôn khổ sự kiện WEF Davos 2024 tại Thụy Sĩ, Chủ tịch Tập đoàn FPT Trương Gia Bình đã có những chia sẻ về cơ hội của Việt Nam trong ngành bán dẫn, đặc biệt là thanh niên Việt Nam có đam mê trong ngành này. Theo ông Bình, Trong khi thanh niên ở các nước như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc lại không muốn làm ngành này, vì ngành này phát triển nhanh, làm việc vất vả thì thanh niên Việt Nam rất thích làm ngành này. Để thu hút lực lượng thanh niên vào ngành này phải mở ra cơ hội để thanh niên được làm việc tại Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc. Ông hy vọng sẽ có nhiều hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài để Việt Nam trở thành điểm đến của ngành.

Nhận định được tiềm năng trên, Chủ tịch Tập đoàn FPT đã nêu lên những định hướng và chương trình hành động của FPT trong lĩnh vực công nghệ bán dẫn trong những năm qua. Theo đó, FPT và Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) cùng với tổ chức chuyên gia công nghệ Mỹ TreSemi đã ký hợp tác thành tập Trung tâm Đào tạo bán dẫn Việt Nam (VSHE). Trung tâm sẽ giúp Việt Nam dự kiến đào tạo thêm 50.000 kỹ sư bán dẫn trong những năm tới, quá đó nâng cao chất lượng nhân sự, tạo sự tin cậy trong hệ sinh thái bán dẫn khu vực và trong chuỗi giá trị toàn cầu. Song song với đó, FPT hiện đang tập trung đầu tư vào nghiên cứu, phát triển trí tuệ nhân tạo từ nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, dữ liệu, đưa trí tuệ nhân tạo vào cuộc sống và đã một số kết quả. Đây được xem là những bước phát triển đáng kể của FPT trong công tác đào tạo nhân lực và phát triển lĩnh vực công nghệ bán dẫn tại Việt Nam.

Nhận định của CEO Viettel Post Hoàng Trung Thành khi đưa Viettel Post trở thành doanh nghiệp logistics

tan-tgd-viettel-post-hoang-trung-thanh-147-1653185041.png

Qua nhiều thay đổi lớn đã và đang diễn ra tại Tổng CTCP Bưu chính Viettel (Viettel Post) trong một năm qua, thương hiệu này đã có nhiều thay đổi, đáng chú ý nhất là phát triển từ doanh nghiệp chuyển phát triể thành doanh nghiệp logistics xuyên biên giới với một cơ sở hạ tầng vững mạnh. Theo CEO Viettel Post Hoàng Trung Thành, Viettel Post đã định hướng phát triển lâu dài bằng việc mua công nghệ, mua thiết bị về sử dụng; sau đó là học, tìm hiểu nguyên lý hoạt động. Đáng chú ý nhất là hiện nay các kỹ sư Viettel Post đã chủ động được hoàn toàn phần mềm và hệ thống điều khiển. Tiến tới sau này là hợp tác với các đơn vị khác trong Tập đoàn Viettel để sản xuất cả phần cứng. Hiện Viettel Post đang là doanh nghiệp logistics đầu tiên tại Việt Nam sử dụng công nghệ Robot AGV trong chia chọn tại các trung tâm khai thác.

Bên cạnh đó, Viettel Post cũng xác định mục tiêu xây dựng hạ tầng logistics xuyên biên giới nhằm kết nối Asean - Việt Nam - Trung Quốc với 2 mục tiêu chính. Thứ nhất là xây dựng một hạ tầng logistics giúp kết nối thị trường cho hàng hóa lưu chuyển trong nước. Thứ 2 là kết nối thị trường 1 tỷ dân của Trung Quốc với thị trường 700 triệu dân của ASEAN. Ngoài ra, Viettel Post còn đặt mục tiêu trong 5 năm tới, doanh số phải gấp 10 lần so với năm nay, có nghĩa là tăng trưởng 60-65%/năm cho cả hoạt động cốt lõi và lĩnh vực mới. Theo đó, Viettel Post muốn chứng minh tiềm năng của ngành logistics, lợi thế và phương pháp của Viettel Post để chinh phục ngành này.

Trăn trở của Chủ tịch Tập đoàn Hòa Bình Lê Viết Hải về các khoản nợ của doanh nghiệp đến hạn trả ngân hàng

le-viet-hai-tap-doan-xay-dung-hoa-binh-1547960270606983330893-crop-15479602736841608252904.jpg

Chia sẻ trong Diễn đàn “Thị trường bất động sản năm 2024: Nhận diện thách thức và cơ hội phục hồi” diễn ra chiều 18/1, ông Lê Viết Hải, Chủ tịch Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình cho hay, thị trường bất động sản và xây dựng được giảm tải nhiều áp lực khi các Luật được thông qua. Cụ thể, ngành Xây dựng, vật liệu xây dựng và bất động sản có mối quan hệ chặt chẽ với nhau “môi hở răng lạnh”. Khi bất động sản gặp khó khăn thì ngành Xây dựng và vật liệu xây dựng cũng gặp khó khăn. Khi nhà thầu chậm thanh toán thì các nhà thầu phụ cũng chậm thanh toán ảnh hưởng đến hàng ngàn lao động. Hiện nhiều áp lực được giảm tải khi các Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản, Luật Các tổ chức tín dụng… đã được sửa đổi thông qua. Đây là sự nỗ lực của Chính phủ, Quốc hội, đã giải quyết những vấn đề mà doanh nghiệp rất quan tâm và trăn trở trong nhiều năm qua.

Tuy nhiện, hiện các các khoản nợ đến hạn trả ngân hàng của doanh nghiệp vẫn đang là nỗi trăn trở rất lớn không chỉ của ông Hải mà còn nhiều người khác. Bên cạnh đó, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Bình cũng cho hay Đề án xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội đang còn triển khai rất chậm. Trong đó, nhiều vấn đề vướng mắc liên quan đến luật cần tháo gỡ thì mới thúc đẩy nhanh được. Vì vậy, ông Hải đề xuất cần thu tiền sử dụng đất bình thường, thu tiền trước rồi trả tiền sau đối với những trường hợp đủ điều kiện. Ông Hải cũng dự báo năm 2024, tình hình bất động sản đô thị có thể phục hồi, bất động sản công nghiệp có nhiều cơ hội phát triển nhưng riêng bất động sản nghỉ dưỡng chưa tiêu thụ, khai thác được và cần một vài năm nữa mới phục hồi.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Tổng hợp tin doanh nhân tuần 14 – 20/1
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO