Thực phẩm xương rồng

LẠC LÂM| 04/12/2014 04:06

Với nhiều người, biến cây xương rồng với thân và quả xù xì, gai góc thành thực phẩm là điều không tưởng, nhưng với Nguyễn Quốc Khánh là khả thi.

Thực phẩm xương rồng

Với nhiều người, biến cây xương rồng với thân và quả xù xì, gai góc thành thực phẩm là điều không tưởng, nhưng với Nguyễn Quốc Khánh là khả thi. Dự án khai thác, chế biến thực phẩm từ cây xương rồng mang tên Nopal (tên của loại xương rồng thuộc nhóm 13 chi, có thể dùng làm thực phẩm) chính là giấc mơ Khánh đang đeo đuổi và đã có được những thành quả đầu tiên.

Đọc E-paper

Cơ duyên đưa Khánh đến với cây xương rồng bắt đầu một lần từ Lâm Đồng đi Phan Rang du lịch. Những vùng đất mênh mông cát ở xứ này với rất nhiều xương rồng dọc hai bên đường đã làm anh tò mò. Cây xương rồng gai góc nhưng quả của nó có màu rất đẹp.

Vốn làm nghề đầu bếp, Khánh nghĩ ngay đến việc tìm hiểu xem loại trái này có thể dùng vào việc chế biến thực phẩm hay không. Sau chuyến đi đó một thời gian, Khánh quay lại Ninh Thuận tìm hiểu và thích thú khi thấy xương rồng mọc bạt ngàn. Tuy nhiên, người dân ở đây vẫn chưa biết nhiều về tác dụng của loại cây này, họ thường dùng thân cây làm thức ăn cho bò vào mùa hạn.

Ở những địa phương có đồng bào Chăm sinh sống, họ biết dùng xương rồng làm thuốc trị táo bón, các bệnh về tiêu hóa... Đặc biệt, người Chăm có món đặc sản rất nổi tiếng là thân cây xương rồng xào tôm khô. Những phát hiện này khiến Khánh có thêm động lực để khai thác những lợi ích tiềm ẩn của loại cây này.

Tìm thông tin trên internet, Khánh thấy có trên 300 món ăn, thức uống được chế biến từ xương rồng. Ở Mexico, rất nhiều món ăn dùng xương rồng như một loại rau ăn kèm, Hàn Quốc sản xuất các loại sinh tố xương rồng, hay như tại Cộng hòa Czech có thể làm bia từ loại cây này.

Thêm vào đó, xương rồng có tác dụng hạ đường huyết bằng cách trì hoãn sự hấp thụ carbohydrate đơn giản ở đường ruột, đồng thời gia tăng hoạt động của tế bào thụ thể insulin, giúp làm giảm chỉ số glycemic trong bữa ăn và tăng cường sự chuyển hóa đường trong máu ổn định hơn. Tác dụng này rất có lợi cho những người bị bệnh tiểu đường hay mất cân bằng insulin.

Sau thời gian dài mày mò thử nghiệm, Khánh đã thành công trong việc chế biến một số món ăn và thức uống từ xương rồng: nước ép và sinh tố xương rồng, bánh phô-mai xương rồng, đặc biệt là các món kem, mứt và si rô làm từ trái xương rồng...

Với số vốn chỉ hơn 10 triệu đồng, Khánh bắt đầu triển khai dự án nhưng do gặp nhiều khó khăn nên hiện tại chỉ mới sản xuất được ba mặt hàng chính là siro (Nopallia), mứt (Nopallia Honey) và vang (Nopallia Wine). Khánh đã thiết lập được một cơ sở sản xuất nhỏ tại Ninh Hải (Ninh Thuận) để thuận tiện cho việc khai thác trái xương rồng và phân phối sản phẩm.

Tham vọng của Khánh là hoàn chỉnh mô hình để mở rộng quy mô sản xuất, thiết lập hệ thống cửa hàng để phân phối các sản phẩm từ xương rồng. Còn trong ngắn hạn, Khánh sẽ đầu tư mở cửa hàng tại Phan Rang và Đà Lạt chuyên bán các loại thức ăn và nước giải khát làm từ xương rồng.

>Chủ thương hiệu cà phê Azzan: "Ly hương bất ly nông"
>Trồng nấm tại nhà
>
"Công Kim chi" và giấc mơ nông trại Việt
>Cần biết cách kết nối khách hàng
>
Cử nhân Pháp ngữ thành giám đốc sản xuất inox

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Thực phẩm xương rồng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO