Những câu hỏi dành cho hàng Việt

17/10/2011 01:04

Tuần lễ bán hàng Việt tại ba chợ thuộc quận 1 là dịp để các nhà sản xuất hiểu thêm về nhu cầu thị trường cũng như nhận các phản hồi từ người dùng và người bán. Ghi nhận tại các chợ cho thấy, để hàng Việt Nam có chỗ đứng ở các chợ nói riêng và trên thị trường nói chung, doanh nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu rất cụ thể.

Những câu hỏi dành cho hàng Việt

Tuần lễ bán hàng Việt tại ba chợ thuộc quận 1 là dịp để các nhà sản xuất hiểu thêm về nhu cầu thị trường cũng như nhận các phản hồi từ người dùng và người bán. Ghi nhận tại các chợ cho thấy, để hàng Việt Nam có chỗ đứng ở các chợ nói riêng và trên thị trường nói chung, doanh nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu rất cụ thể.

>> Doanh nhân Việt kiều bàn cách bán hàng Việt
>> Hàng Việt chiếm lĩnh hệ thống phân phối hiện đại
>> Vì sao hàng Việt "thua" hàng Trung Quốc ở nông thôn?
>> 10 giải pháp nâng cao sức cạnh tranh hàng Việt
>> Hỗ trợ hàng Việt “phủ sóng”

Đứng lựa hàng tại sạp hàng gia dụng trong chợ Bến Thành, bà Đặng Thị Thanh, ngụ tại phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, cho biết: “Thích hàng gia dụng của Việt Nam, nhưng quả thật trong hai năm trở lại đây, tôi hiếm khi chọn được món hàng ưng ý”. Cầm thố đựng thực phẩm bằng sứ hàng ngoại, bà Thanh nói: “Hộp trữ thức ăn trong tủ lạnh, hàng nội ba năm qua chỉ có mẫu bằng nhựa tròn hoặc vuông, còn hàng nhập có đủ loại khác nhau…”

Ít mẫu, chậm thay đổi

Người tiêu dùng quan tâm hàng nội trong tuần lễ người Việt dùng hàng Việt. Ảnh: Lê Quang Nhật

Chở con gái ra tiệm giày dép bên hông chợ Rạch Ông, ông Nguyễn Văn Hựu quyết định mua đôi giày kiểu búp bê của Trung Quốc sau khi con gái ông thử cả chục đôi. Người bán cho biết, hàng Việt Nam ít mẫu, Biti’s chỉ có vài kiểu sandal. Bita’s có vài kiểu giày vải. Asia chỉ có giày thể thao. Còn bà Ngô Thu Hà, ngụ tại chung cư Lê Hồng Phong, quận 5 thắc mắc: “Giày da nội mang bền thật, nhưng đi bộ lâu rất đau và thốn gót chân, còn giày nhập hiện nay mang rất êm và nhẹ. Sao các cơ sở trong nước không cải tiến?”

Tại sạp giày Kim Cúc ở chợ An Đông (mới), chủ sạp nói: “Hàng nội đơn thuần thì ít kiểu lắm, làm sao bán, làm sao đủ doanh số trả tiền thuê sạp, thuê nhân viên”.

Bà Nguyễn Thị Hồng Hương, Tổng giám đốc Vinatexmart cho biết, doanh thu bán quần áo may sẵn Việt Nam trong mười năm ở Vinatexmart đã tăng hơn 30 lần, từ 30 tỉ năm đầu tiên 2001, đến nay đạt trên 1.000 tỉ đồng. “Nếu các nhà sản xuất nội địa chịu khó đầu tư, tôi tin doanh thu có thể tăng gấp ba lần hiện tại”, bà Hương nói. Trên thực tế, người tiêu dùng hiện nay nếu có ý định đi mua hàng Việt Nam cũng không dễ toại nguyện. Như trường hợp bà Trần Thị Mai, ra chợ Hoàng Hoa Thám tìm mua vợt muỗi, đi khắp chợ chỉ có vợt muỗi nhập, vì hàng Việt Nam không có loại này. Bà Mai nói: “Mỗi năm nhà tôi xài 2 – 3 cái vợt, cả xóm tôi nhà nào cũng xài, mà sao Việt Nam lại không sản xuất?”

Nhà sản xuất gặp khó

Đã từng có thời tại chợ An Đông các nhãn hiệu giày dép Việt cạnh tranh nhau, nay chỉ còn giày Asia có sạp riêng chuyên bỏ mối cho các tiệm, bán về các tỉnh. Bà Lý, chủ sạp phân phối giày Asia cho biết: “Nhiều sạp bán sỉ bỏ kinh doanh hàng Việt vì lợi nhuận thấp, mẫu mã mới về chậm, mà không được nhiều ưu đãi như cho trả chậm, thưởng doanh số, thưởng cuối năm…”.

Ông Hoàng Thọ Vĩnh, Giám đốc công ty thực phẩm dinh dưỡng miền Nam nhìn nhận: “Khó nhất là bán hàng vào chợ, vì phải cho gối đầu hàng tỉ đồng mà không có biên nhận chứng từ hợp lệ”.

Bà Nguyễn Thị Hải, Chủ doanh nghiệp may bỏ mối hàng cho chợ An Đông kể: chủ sạp An Đông không lấy hàng may mặc của các công ty có cửa hàng trên đường phố, vì nhà sản xuất không bán cho họ mức giá sỉ đủ để họ có lãi khi bán lại cho chủ cửa hàng bán lẻ. Nhiều chủ sạp còn biết một số doanh nghiệp Việt Nam vẫn sang Trung Quốc đặt mua hàng, mang về gắn nhãn công ty, nên chủ sạp cũng làm y như vậy.

Ông Đào Dung, Chủ công ty thời trang Đa Gia từng mở mạng lưới bán lẻ ở khắp các chợ, nay cũng phải thu hẹp vì: “Bán ở chợ khó quản lý công nợ đã đành, mà còn phải dè chừng tình trạng người bán lấy mẫu hàng mình, đặt nơi khác làm nhái, bán rẻ hơn…”

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Những câu hỏi dành cho hàng Việt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO