Ngành dệt may không còn lợi thế lao động giá rẻ?

BÍCH TRÂM| 30/09/2016 06:35

Mức lương trung bình của lao động ngành dệt may Việt Nam đang cao hơn mặt bằng lương chung, trái ngược hoàn toàn với các nước khác trong khu vực như Singapore, Phillipines, Malaysia...

Ngành dệt may không còn lợi thế lao động giá rẻ?

Theo báo cáo lương vừa được mạng việc làm JobStreet.com Việt Nam công bố, mức lương trung bình của lao động ngành dệt may Việt Nam đang cao hơn mặt bằng lương chung, trái ngược hoàn toàn với các nước khác trong khu vực như Singapore, Phillipines, Malaysia...

Cụ thể, một lao động ngành dệt may trung bình kiếm được từ 402 - 604 USD/tháng (từ 8,4 - 12,6 triệu đồng), trong khi mặt bằng lương chung được JobStreet.com ghi nhận đang ở mức 384 - 582 USD/tháng. Mức lương trung bình của ngành dệt may năm 2016 cũng tăng 12% so với năm 2015.

Con số này chỉ bằng gần ½ so với Malaysia (725 - 1019 USD/tháng) và bằng ¼ so với mức lương trung bình ngành dệt may tại Singapore. Tuy nhiên, khi so sánh với Philippines, sự chênh lệch là tương đối nhỏ khi mức lương trung bình ngành dệt may tại Philippines chỉ hơn 1,1 lần Việt Nam. Mức lương trung bình tại Việt Nam thậm chí còn cao hơn cả Indonesia gần 1,2 lần (343 - 510 USD/tháng).

Mức lương ngành dệt may (phải) tại Việt Nam cao hơn mức lương trung bình (trái), ngược lại với những quốc gia khác trong khu vực. Nguồn: Báo Cáo lương JobStreet.com Việt Nam năm 2016

Một điểm đáng mừng khác về mức lương của ngành dệt may là Việt Nam vừa được Tổ chức lao động quốc tế (ILO) công bố là quốc gia có tỷ lệ vi phạm quy định về lương tối thiểu thấp nhất trong 7 quốc gia xuất khẩu may mặc tại châu Á. Trong đó, theo báo cáo mới nhất của ILO, cứ 100 lao động trong ngành dệt may thì tại Việt Nam chỉ có 6,6 người bị trả dưới mức lương tối thiểu.

Việc mức lương ngành dệt may ngày một tăng trong thời gian qua cho thấy các doanh nghiệp đang bắt đầu quan tâm hơn đến việc sử dụng thu nhập như một yếu tố thu hút và giữ chân người lao động. Tuy nhiên, điều này cũng tạo ra không ít thách thức cho người lao động trong việc khẳng định và chứng tỏ bản thân trong thời điểm trình độ cần được cải thiện mỗi ngày.

>Vào TPP, lao động ngành nông nghiệp sẽ về đâu?

>Nhu cầu lao động ngành công nghệ thông tin đang "nóng"

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Ngành dệt may không còn lợi thế lao động giá rẻ?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO