Năm 2030: Nhu cầu vốn hạ tầng đường bộ lên tới 900.000 tỷ đồng

HT| 15/12/2022 03:44

Theo quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, định hướng đến năm 2050, nhu cầu vốn đầu tư mạng lưới đường bộ đến năm 2030 khoảng 900.000 tỷ đồng, được huy động từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn ngoài ngân sách và các nguồn vốn hợp pháp khác.

Năm 2030: Nhu cầu vốn hạ tầng đường bộ lên tới 900.000 tỷ đồng

Cục Đường bộ Việt Nam vừa đưa ra hàng loạt chính sách, giải pháp và nguồn lực thực hiện quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, mạng lưới đường bộ có 29.795km quốc lộ, 9.014km đường cao tốc (đến năm 2030 có 5.000km đường cao tốc).

Nhu cầu vốn đầu tư cho mạng lưới đường bộ đến năm 2030 khoảng 900.000 tỷ đồng, trong đó cho các dự án đường bộ cao tốc khoảng 728.000 tỷ đồng (giai đoạn 2021-2025 khoảng 400.000 tỷ đồng và giai đoạn 2026-2030 dự kiến khoảng 328.000 tỷ đồng (bao gồm vốn cho các dự án chuyển tiếp giai đoạn 2021-2025).

Việc kêu gọi các nguồn vốn khác để đầu tư cho kết cấu hạ tầng giao thông là hết sức cần thiết và cần có cơ chế, các giải pháp đột phá để thu hút nguồn vốn đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, Cục Đường bộ Việt Nam khẳng định. 

Link bài viết

Thừa nhận đầu tư cho kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có nhu cầu vốn lớn, lợi nhuận không cao, thời gian hoàn vốn kéo dài, Cục Đường bộ Việt Nam đề nghị xem xét một số chính sách, giải pháp tạo sự hấp dẫn cho các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP).

Cụ thể, điều chỉnh tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu để thu hút nhà đầu tư khoảng 15-18% tuỳ thuộc vùng, miền; hoặc quy định bằng 1,3-1,5 lần lãi suất tiền gửi ngân hàng (tỷ suất lợi nhuận hiện nay khoảng 11-14% chưa thực sự hấp dẫn); thực hiện điều chỉnh giá, phí đường bộ đúng quy định của pháp luật, của hợp đồng, phù hợp tình hình phát triển kinh tế, xã hội.

Các địa phương có sự tăng trưởng, phát triển kinh tế nhờ hưởng lợi từ các dự án đầu tư xây dựng đường bộ theo hình thức PPP có chính sách phân bổ hoặc hỗ trợ một phần từ nguồn thu ngân sách cho các dự án PPP để rút ngắn thời gian hoàn vốn các dự án.

Trong giai đoạn đầu tư xây dựng, trường hợp nhà đầu tư có các giải pháp về công nghệ mới, vật liệu mới làm giảm giá thành, mang lại hiệu quả cho dự án, cho phép nhà đầu tư được hưởng lợi sau khi thực hiện nghĩa vụ về thuế theo quy định (được hưởng phần chênh lệch giữa giá trị được duyệt và thực tế thực hiện do áp dụng công nghệ, vật liệu mới, không phụ thuộc vào việc quyết toán).

Cơ quan quản lý nhà nước cho phép thu phí trên đường cao tốc do Nhà nước đầu tư, làm cơ sở cho các nhà đầu tư tham gia nhượng quyền thu phí; cho phép tiếp tục thu phí đối với các dự án BOT trên cao tốc đã hoàn vốn, tạo nguồn thu để tiếp tục đầu tư cho kết cấu hạ tầng đường bộ.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Năm 2030: Nhu cầu vốn hạ tầng đường bộ lên tới 900.000 tỷ đồng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO