Liên kết 4 nhà vẫn chưa đi vào cuộc sống

08/07/2009 07:44

Mặc dù liên tục tuyên truyền, khuyến khích, nhưng 7 năm trôi qua, việc thực hiện Quyết định 80/TTg của Thủ tướng Chính phủ về liên kết 4 nhà trong vấn đề tiêu thụ nông sản qua hợp đồng vẫn chưa đi vào cuộc sống.

Liên kết 4 nhà vẫn chưa đi vào cuộc sống

Mặc dù liên tục tuyên truyền, khuyến khích, nhưng 7 năm trôi qua, việc thực hiện Quyết định 80/TTg của Thủ tướng Chính phủ về liên kết 4 nhà trong vấn đề tiêu thụ nông sản qua hợp đồng vẫn chưa đi vào cuộc sống. Nông dân vẫn chạy như con thoi mới bán được sản phẩm. Doanh nghiệp nhiều khi cũng lao đao vì thiếu nguyên liệu. Cho đến lúc này, 4 nhà vẫn nhìn 4 phía, vẫn mạnh ai nấy làm. Nguyên nhân vì sao?

Nhằm khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa với người sản xuất, ngày 24/6/2002, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành quyết định số 80. Quyết định 80 ra đời với mục đích gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản hàng hóa góp phần phát triển nông nghiệp ổn định, bền vững. Nó được hiểu để tăng cường hơn nữa mối liên kết giữa “4 nhà” gồm: Nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp và nông dân. Đây được coi là một quyết định đúng đắn của Chính phủ, tuy nhiên sau 7 năm triển khai thực hiện, những mong muốn ấy vẫn còn quá xa vời.

Nói đến liên kết phải nói đến chuỗi giá trị hàng hóa từ nhà sản xuất, nhà chế biến đóng gói, nhà vận chuyển cuối cùng đến tay người tiêu dùng. Mỗi lần qua một tác nhân thì giá trị sản phẩm sẽ tăng thêm. Nếu như đứt khâu nào thì việc liên kết sẽ không thành công. Vì vậy, trong chuỗi giá trị hàng hóa thì doanh nghiệp, tác nhân cuối trước khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng đóng vai trò chính trong tiêu thụ nông sản.

Bởi, doanh nghiệp bán cái khách hàng cần. Còn nông dân chỉ có chuyên môn làm ra hạt thóc, củ khoai, nhà nông không thể chạy khắp nơi để tìm kiếm thị trường. Việc ấy là của doanh nghiệp. Nông dân rất cần doanh nghiệp để tìm đầu ra cho nông sản của mình. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đa số không có nhãn hiệu hàng hóa, ngay cả những mặt hàng chủ lực xuất khẩu trên tỷ đô la Mỹ như Cá basa, Tôm, Gạo, Cà Phê, Cao su…chỉ bán qua khâu trung gian, qua nước thứ ba, bán hàng xô.

Vì không nhãn hiệu, xuất xứ cần gì phải giữ uy tín, nên cũng không cần chất lượng ổn định thì việc ký hợp đồng tiêu thụ nông sản với nhà nông không thực hiện được là điều đương nhiên. Nhìn nhận thực tế từ nhiều năm qua, ông Đoàn Ngọc Phả - Phó Giám Đốc Sở NN&PTNT An Giang, là tỉnh có diện tích lúa lớn nhất nước, phân tích:

Nhưng chúng ta không trách doanh nghiệp vì đa số doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ, vốn không có, lấy đâu có đủ điều kiện để xây kho, trữ hàng, xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, quảng bá thương hiệu, hậu mãi.. ở thị trường nước ngoài. Mấu chốt ở đây là thiếu chiến lược xây dựng thương hiệu quốc gia cho các mặt hàng nông sản chủ lực.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp không thể ký hợp đồng tiêu thụ nông sản với “một biển nông dân”. Vì nông dân Việt Nam vẫn làm ăn cá thể, nhỏ lẻ, tự do trồng, tự do bán, không có tổ chức. Trong khi đó, doanh nghiệp cần vùng nguyên liệu sản xuất tập trung quy mô lớn, chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, giá rẻ. Phân tích về vấn đề này, ông Nguyễn Minh Nhị - Nguyên Chủ Tịch UBND tỉnh An Giang, người từng lãnh đạo đưa tỉnh An Giang đi đầu cả nước trong nhiều lĩnh vực, nói:

Rõ ràng, HTX là mô hình tốt nhất để thực hiện liên kết 4 nhà, là nơi lý tưởng để bảo bọc người nghèo nhưng rõ ràng hiện nay chưa có các chính sách bảo đảm cho HTX. HTX là tập thể nhưng vẫn bị đánh thuế như doanh nghiệp. Đây lại là trách nhiệm của nhà nước. Một lần nữa khẳng định vai trò nhạc trưởng của nhà nước trong liên kết 4 nhà, nhất là trong việc thực hành những tiêu chuẩn về Global Gap, Tiến Sĩ Nguyễn Minh Châu – Viện Trưởng Viện Cây Ăn Quả Miền Nam nêu lên thực tế từ vùng lúa gạo, trái cây của Tiền Giang:

Từ làm ăn nhỏ lẻ, hộ vài ba công đất thì nếu có ký hợp đồng mà “bội tín” cũng không sợ doanh nghiệp kiện. Vì ai lại đi kiện kẽ trọc đầu. Chỉ có những nhà nông làm ăn lớn như các trang trại vài ha nuôi cá basa, trang trại trồng cao su 20 ha, tiêu 5 ha, lúa 30 ha… mới cần liên kết, mới sợ doanh nghiệp bội tín. Vì điển hình 1 ha nuôi cá basa, một năm sản lượng đến 300 ngàn tấn, nếu không bán cho doanh nghiệp để chế biến thì bán cho ai.

Nhưng tại sao vẫn không thực hiện được việc tiêu thụ nông sản qua hợp đồng. Đó là do Khoản 8 điểm 5 của quyết định 80/TTg qui định giá sàn trong quan hệ mua bán giữa nhà nông và doanh nghiệp không khả thi. Có nghĩa là doanh nghiệp buộc phải mua nông sản của nhà nông khi giá thị trường xuống thấp hơn giá sàn; ngược lại khi giá thị trường tăng cao hơn giá sàn thì nhà doanh nghiệp cũng buộc phải mua theo giá thị trường. Như thế là chết doanh nghiệp. Phó Giáo Sư - Tiến Sĩ Vũ Trọng Khải- Trường Cán Bộ Quản Lý Nông nghiệp và PTTNT II của Bộ NN&PTNT Trường Cán Bộ phân tích:

Thực tế thì năm 2008 khi giá lúa thị trường thấp hơn giá sàn thì nhà nước đã hỗ trợ nông dân bằng cách kêu gọi doanh nghiệp thu mua lúa tạm trữ cho nông dân từ nguồn tiền của Cục dữ trự quốc gia, vì Việt Nam chưa có Quỹ bảo hiểm nông nghiệp, nhưng nhà nước chỉ hỗ trợ doanh nghiệp lãi suất vay trong khoản chênh lệnh giữa giá sàn và giá thị trường, chứ không hỗ trợ khoản tiền chệnh lệch nên doanh nghiệp khó lòng mà thực hiện tiêu thụ nông sản qua hợp đồng, nhất là mặt hàng lúa gạo không thể thực hiện được. Nhấn mạnh vấn đề này, ông Đoàn Ngọc Phả- Phó Giám đốc Sở NN&PTNT An Giang cho biết thêm:

Thực tế đã khẳng định, nông dân cần doanh nghiệp để thoát nghèo và làm giàu nhưng doanh nghiệp lại cần những cơ chế chính sách của nhà nước để yên tâm đầu tư. Vì trong hoàn cảnh của Việt Nam như hiện nay, chỉ có nhà nước mới có đầy đủ quyền hạn và điều kiện để lập quy hoạch, đầu tư ngân sách, chỉ đạo thực hiện quy hoạch, dự án đó.

Còn nhà khoa học, nhà doanh nghiệp không thể đến từng nhà dân để bảo họ trồng cây này, nuôi con kia, cũng không thể bắt họ vào HTX để tạo ra vùng nguyên liệu lớn cung cấp cho doanh nghiệp. Nông dân không thể rủ nhau vào HTX hoặc xây dựng vùng nguyên liệu được. Nếu nhà nước can thiệp bằng quy hoạch, chế tài thì việc sản xuất cá tra tràn lan, lúa gạo giống IR 50404 dư thừa .. sẽ không xảy ra. Đến lúc nào đó, vai trò của chính quyền và nhà khoa học sẽ giảm, do dân trí ngày càng cao, nên mối liên kết này sẽ theo đúng qui luật thị trường, chủ yếu là giữa doanh nghiệp và nông dân.

Nhưng trong hoàn cảnh này, để thực hiện tiêu thụ nông sản qua hợp đồng, thì nên bắt đầu từ đâu?

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Liên kết 4 nhà vẫn chưa đi vào cuộc sống
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO