Kinh tế châu Á phục hồi trong nỗi lo lạm phát

04/02/2010 00:04

Các số liệu kinh tế công bố hôm thứ hai đã thể hiện sự trỗi dậy ấn tượng của khu vực châu Á – Thái Bình Dương từ cơn suy thoái toàn cầu năm rồi.

Kinh tế châu Á phục hồi trong nỗi lo lạm phát

Các số liệu kinh tế công bố hôm thứ hai đã thể hiện sự trỗi dậy ấn tượng của khu vực châu Á – Thái Bình Dương từ cơn suy thoái toàn cầu năm rồi. Ngoại trừ Nhật, khu vực châu Á đã tiến mạnh kể từ giữa năm 2009, khi các biện pháp kích cầu bắt đầu.

Các số liệu từ Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc cho thấy xu hướng tăng trưởng khi bước vào năm 2010.

Hai chỉ số quản lý sản xuất (PMI) của Markit Economics và HSBC Trung Quốc tăng từ 56,1 vào tháng 12 đến mức cao kỷ lục là 57,4, mức tăng nhanh thứ hai tính theo tháng kể từ khi bắt đầu khảo sát chỉ số PMI vào tháng 4.2004 và là tháng thứ 10 liên tiếp hoạt động công nghiệp tăng trưởng. Tương tự, chỉ số PMI của HSBC Ấn Độ tăng từ 55,6 vào tháng 12 lên 57,7, mức cao nhất kể từ tháng 8.2008.

Trong khi đó, ở khu vực đồng euro, PMI Markit tăng lên 52,4 vào tháng 1 so với 51,6 vào tháng 12, một mức tăng thấp hơn nhiều so với các nước châu Á.

Tờ New York Times cảnh báo về những thách thức mà các nhà làm chính sách châu Á phải đương đầu khi bắt đầu cắt giảm một số biện pháp kích cầu.

Ở Trung Quốc, đà tăng của chỉ số PMI đã chậm lại. Mức tăng xuất khẩu ở Hàn Quốc không như các nhà kinh tế trông đợi và đất nước này phải chịu thâm hụt mậu dịch lần đầu tiên trong vòng một năm do nhập khẩu dầu tăng vọt trong thời tiết lạnh giá.

PMI, chỉ số quản lý sản xuất

Chỉ số quản lý sản xuất (Purchasing Managers Index) được xem là một chỉ báo về sức khoẻ kinh tế của lĩnh vực sản xuất, dựa trên năm dấu hiệu: đơn hàng hoá mới, mức độ hàng tồn kho, sản lượng, đơn hàng vận chuyển của nhà cung cấp và môi trường việc làm. Khoảng dao động của PMI là từ 0 đến 100. Nếu trên 50, dấu hiệu chứng tỏ mở rộng phát triển sản xuất so với tháng trước, dưới 50 thể hiện thực tế ngược lại.

Chính quyền Trung Quốc một mặt, phải kiềm chế bong bóng bất động sản thông qua chính sách tăng trưởng tín dụng. Mặt khác, Trung Quốc phải có chính sách điều chỉnh thích hợp, tránh khả năng tạo nguy cơ kìm hãm phát triển.

Qu Hongbin, chuyên gia kinh tế ở HSBC Trung Quốc, bình luận, “Hoạt động công nghiệp tiếp tục tăng tốc, hàm ý tăng trưởng GDP mạnh hơn trong quý đầu. Nhưng giá đầu vào và đầu ra tăng chứng tỏ sức ép lạm phát lớn hơn, có thể thúc đẩy nhiều biện pháp siết chặt hơn trong những tháng tới”.

Cho đến nay, những biện pháp như thế tập trung vào việc rút ngắn thời gian trì hoãn mở rộng tín dụng của các ngân hàng, hơn là tăng lãi suất đột ngột. Một báo cáo của Tân Hoa Xã hôm thứ hai cho thấy các ngân hàng Trung Quốc đã cho vay chậm đi nhiều trong nửa sau tháng 1.

Tương tự, ngân hàng trung ương Ấn Độ tuần rồi đã yêu cầu các ngân hàng dự trữ tiền mặt nhiều hơn, nhưng vẫn giữ nguyên lãi suất. Hàn Quốc có thể bắt đầu tăng lãi suất trước khi kết thúc quý 1. Trong khi đó, mức hồi phục sản xuất ở Mỹ và châu Âu vẫn bình bình, nghĩa là không có khả năng tăng lãi suất cho đến cuối năm nay.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Kinh tế châu Á phục hồi trong nỗi lo lạm phát
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO