Hàng hiệu - Cần môi trường kinh doanh chuyên nghiệp

P.V| 08/10/2009 08:39

Trong thời gian khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhiều nhãn hàng hiệu vẫn “sống tốt” ở thị trường VN. Tuy nhiên, họ cũng đã và đang tiếp tục phải đối mặt với một thực tế nan giải: hàng giả!

Hàng hiệu - Cần môi trường kinh doanh chuyên nghiệp

Trong thời gian khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhiều nhãn hàng hiệu vẫn “sống tốt” ở thị trường VN. Tuy nhiên, họ cũng đã và đang tiếp tục phải đối mặt với một thực tế nan giải: hàng giả!

Theo báo cáo của Công ty tư vấn về hàng hiệu Bain & Co, bắt đầu từ nửa cuối năm 2008, doanh thu của các mặt hàng cao cấp, trong đó có những nhãn hàng thuộc loại đại xa xỉ như Louis Vuitton, Gucci, Chanel... tại thị trường châu Âu đã giảm khoảng 8%. Khó khăn đó tiếp tục kéo dài qua năm 2009, khi doanh thu của các tên tuổi hàng hiệu tiếp tục giảm thêm gần 20%.

Một cửa hàng thời trang của Công ty An Phước - Ảnh: Quý Hòa

Trong khi đó tại VN, những nhà phân phối sản phẩm thời trang hàng hiệu cao cấp tiếp tục làm ăn thành công, mặc cho khủng hoảng kinh tế thế giới vẫn chưa chấm dứt. Quan sát từ bên ngoài có thể thấy, các cửa hàng đồ hiệu ở TP.HCM và Hà Nội hầu như không vắng khách. Nguyễn Đức Thắng, Trưởng phòng tiếp thị Công ty TNHH Thời trang và Mỹ phẩm Duy Anh, hiện là nhà phân phối độc quyền các nhãn hiệu Bally, Salvatore Ferragamo, Burberry, Tumi và TAG Heuer có giá bán vài ngàn USD một sản phẩm cho biết, doanh số vẫn tăng dù không được như mức dự đoán. Dùng hàng hiệu vẫn là nhu cầu nghề nghiệp, lối sống của không ít người. Sự khác biệt ở chỗ, giờ đây khách hàng chọn những mặt hàng thật sự cần thiết, chứ không còn mua tràn lan như trước đây.

Tương tự Duy Anh, Paris France - hãng phân phối hơn 20 nhãn hàng nước hoa cao cấp, như Gucci, Dolce & Gabbana... cũng có mức doanh thu trong mơ khi đạt mức tăng gần 50% trong năm 2008, và từ đầu năm đến nay tăng 10%. TP.HCM vừa tiếp tục có các cửa hàng mới của ba nhãn hiệu lừng danh Versace, Hermes và Chloe.

Thương vụ Ý tại VN vừa công bố kết quả khảo sát về thực trạng hàng giả, hàng nhái các nhãn hiệu chính hiệu tại thị trường VN do Công ty Nielsen thực hiện trên 670 người mua, người bán thì thấy Hà Nội dẫn đầu về số lượng người mua hàng giả, chiếm 78% số người được khảo sát, trong khi TP.HCM là 52%. 88% thích mua hàng giả vì giá rẻ, 77% mua vì kiểu dáng đẹp, 46% người nói hàng nhái và hàng thật không khác nhau là mấy...

Nếu nguồn hàng giả ở Hà Nội xuất phát từ Trung Quốc chiếm 83%, trong đó nhiều nhất là hàng dược phẩm (47%), hàng điện tử (37%), thì tại TP.HCM, dệt may là ngành hàng bị nhái nhiều nhất (chiếm 27%), đây cũng là mặt hàng đạt lợi nhuận cao nhất (87%) với nguồn cung từ chính trong nước, chiếm 65%.

Khảo sát tại cả hai thành phố cho thấy, hàng nhái vẫn bán chạy trong vài năm nữa; 23% nhìn nhận hàng giả như một phần trong giai đoạn kinh doanh lâu dài.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Hàng hiệu - Cần môi trường kinh doanh chuyên nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO