Gia công cho Nhật Bản còn hạn chế

ĐÌNH BẮC| 07/12/2011 08:59

Phục vụ cho tái thiết sau thảm họa thiên tai, thời gian vừa qua, khá nhiều đối tác Nhật Bản tìm đến doanh nghiệpViệt Nam gia công lại hàng hóa ở nhiều lĩnh vực khác nhau, từ cơ khí, linh kiện máy móc, sản phẩm công nghệ thông tin... Nhưng động thái này chưa thể coi là một sự chuyển dịch, khi mà khả năng đáp ứng từ phía Việt Nam còn nhiều hạn chế.

Gia công cho Nhật Bản còn hạn chế

Phục vụ cho tái thiết sau thảm họa thiên tai, thời gian vừa qua, khá nhiều đối tác Nhật Bản tìm đến doanh nghiệpViệt Nam gia công lại hàng hóa ở nhiều lĩnh vực khác nhau, từ cơ khí, linh kiện máy móc, sản phẩm công nghệ thông tin... Nhưng động thái này chưa thể coi là một sự chuyển dịch, khi mà khả năng đáp ứng từ phía Việt Nam còn nhiều hạn chế.

DN Nhật xúc tiến thương mại tại TP.HCM

Ông Võ Thuận, Giám đốc Công ty Hasu Việt Nam, cho biết, thị trường gia công hàng hóa cho Nhật trong thời gian gần đây khá phong phú với nhiều đơn hàng chủng loại khác nhau.

Hiện tại, Công ty đang là đầu mối trung gian liên kết giữa các công ty Nhật với các công ty cơ khí Việt Nam để sản xuất các cấu kiện chi tiết máy thuộc nhiều chủng loại khác nhau. Cộng vào đó, đang hiển hiện ngày một rõ xu hướng DN Nhật Bản dần chuyển dịch “cứ điểm” đầu tư từ thị trường Trung Quốc sang Việt Nam.

Giải thích cho động thái này, ông Akutsu, giám đốc Công ty RS Japan, chuyên về mặt hàng chuyên dụng trong cứu hộ với thương hiệu SAVER’S, cho biết, thị trường Trung Quốc đã không còn như trước, về giá thành, nhân công hay chi phí hợp tác đầu tư tại nước này đã tăng lên khá cao. hơn nữa các nhà đầu tư Nhật Bản không muốn quá lệ thuộc vào thị trường đầu tư Trung Quốc.

Tuy nhiên, ông Akutsu cũng thẳng thắn cho rằng, hiện các đơn vị gia công Việt Nam mới chỉ gia công được những mặt hàng đơn giản, như túi xách chuyên dụng, quần áo không ướt, không cháy sử dụng trong cứu hỏa... nhưng nguyên liệu phải nhập từ Nhật Bản.

Còn những sản phẩm chuyên dụng khác như silicon, băng thun dán xé định hình trong cứu hộ... đòi hỏi kỹ thuật khá cao hiện vẫn chưa tìm kiếm được đối tác.

Trường hợp khó khăn của RS Japan tại thị trường Việt Nam là một thực tế. Việc tìm kiếm công ty cơ khí gia công phù hợp với đơn hàng theo đúng yêu cầu của các DN Nhật Bản cũng rất khó khăn.

Ở các lĩnh vực công nghệ thông tin, gia công phần mềm, thiết kế website,... khá dễ tìm kiếm đối tác gia công, vì lĩnh vực này đã khá quen với thị trường Nhật Bản.

Còn gia công cơ khí, đặc biệt là các bộ phận chi tiết máy đòi hỏi trình độ kỹ thuật khá cao, nhiều xưởng cơ khí tại Việt Nam chưa có khả năng đáp ứng, dù giá thành gia công khá hấp dẫn, nên nhiều công ty cơ khí cũng không mặn mà với thị trường này. Thậm chí, một số công ty chỉ cần nghe đến đơn hàng của Nhật là từ chối gia công mà chưa biết gia công cái gì.

Trên thực tế, đã có những trường hợp đơn vị gia công thiệt hại nặng khi gia công không đúng kỹ thuật, phía Nhật Bản từ chối nhận hàng và yêu cầu trả tiền cọc, hủy hợp đồng, mà lỗi hoàn toàn do bên gia công.

Ông Võ Thuận cho biết, các DN Nhật Bản sang Việt Nam khảo sát, tìm kiếm lựa chọn đối tác rất lâu, tốn rất nhiều thời gian. Một số DN Việt Nam không đủ kiên trì để đáp ứng đòi hỏi của họ đã sớm từ bỏ mà không biết rằng đây là cách thức thăm dò của người Nhật khi chọn đối tác đầu tư.

Chia sẻ thêm, bà Nguyễn Thụy Hương Giang, Giám đốc Công ty RS Vietnam giải thích, các công ty Việt Nam, đã quen gia công sản phẩm với giá thành rẻ, đòi hỏi kỹ thuật không cao, chất lượng thấp. Khi gặp đơn hàng đòi hỏi kỹ thuật cao, chất lượng tốt, người lao động khó thích ứng với dòng sản phẩm này, do đó khi thao tác trên sản phẩm hay bị lỗi.

Đơn giản như mặt hàng túi xách, nhiều công ty may túi xách tại TP.HCM không thể may được sản phẩm theo yêu cầu của Nhật, mặc dù giá thành cao hơn rất nhiều so với các sản phẩm thị trường khác cùng chủng loại.

Trong lĩnh vực này, các công ty tại Việt Nam thường sản xuất túi xách, dùng trong khuyến mại, quảng cáo, giá thành rất thấp chỉ bằng một nửa, thậm chí 1/3 giá thành các sản phẩm chuyên dùng.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Gia công cho Nhật Bản còn hạn chế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO