Đồng thuận phục hồi kinh tế

Phan Thế Hải| 18/04/2020 05:04

Để khôi phục mọi hoạt động của TP.HCM như trước thời điểm dịch bệnh, trước hết phải tạo ra sự đồng thuận xã hội để giảm sốc cho nền kinh tế.

Đồng thuận phục hồi kinh tế

TP.HCM đề xuất Chính phủ xem xét, hỗ trợ giảm 50% số phải nộp trong 2 năm 2020-2021; hoãn nộp tiền thuê đất sang đầu năm 2021

Đại dịch Covid- 19 tác động vào mọi ngõ ngách của đời sống kinh tế nhưng sâu nặng nhất vẫn là các trung tâm kinh tế lớn, trong đó có TP.HCM. Khi dịch bệnh được kiểm soát, làm thế nào để nhanh chóng phục hồi sản xuất, dịch vụ là bài toán không dễ. Để phục hồi kinh tế nhanh chóng, sự đồng thuận ở các cấp là điều mà Thành phố đang đặt ra.

Từ khủng hoảng y tế đến khủng hoảng kinh tế

Tháng trước, trong chuyến bay muộn từ Hà Nội vào Sài Gòn, tôi ngạc nhiên chứng kiến một nhà ga Tân Sơn Nhất từ chỗ đông đúc chật chội nay vắng vẻ đìu hiu. Không còn cảnh xếp hàng dài ở cửa kiểm soát an ninh, cũng không còn cảnh hành khách đông đúc ở nhà chờ, lượng xe đưa đón cũng vắng hẳn. Cùng với đó bãi đậu xe mênh mông với những chiếc xe nằm im trong bến với người bảo vệ mặc đồng phục đeo khẩu trang gật gù lim dim ngủ. Khi những chiếc xe không lăn bánh đồng nghĩa với việc thị trường xăng dầu ế ẩm, dịch vụ vận tải không có nguồn thu.

Chưa hết, trên đường về văn phòng, hai bên đường Cộng Hòa, đường Hoàng Hoa Thám nơi có hàng trăm cửa hàng cửa hiệu đông đúc sầm uất nay trở nên vắng hoe. 

Anh Dũng, người vừa khai trương quán Phở Bắc ở Tân Bình mới được hơn tuần nay phải đóng cửa chưa biết bao giờ mới mở trở lại. Anh cho biết: “Để mở quán phở này, em phải thuê mặt bằng, đặt tiền cọc trước 3 tháng. Cùng với đó là mua sắm đồ đạc, bàn ghế, nội thất, tuyển dụng, đào tạo nhân viên, vốn đầu tư ban đầu hơn năm trăm. Để có tiền đầu tư, em phải cắm sổ đỏ vào ngân hàng, vay vốn ngắn hạn, trả lãi và gốc hàng tháng nhưng rồi dịch bệnh, theo lệnh cách ly của Chính phủ, em phải đóng tiệm. Giờ thì khoản vay của em đã trở thành nợ quá hạn rồi anh à, không biết có bị ngân hàng siết nợ hay không?”.

Với thành phố hơn chục triệu dân, nơi có cả triệu người làm nghề dịch vụ, những số phận như anh Dũng là rất nhiều, khó có thể đo đếm hết. 

Với những khu vực kinh tế có thể quan sát, thống kê, thiệt hại có thể lên tới hàng trăm ngàn tỷ đồng. 

Vietnam Airlines là một ví dụ. Theo Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước, trong 3 tháng đầu năm 2020, doanh thu hợp nhất của DN này đạt xấp xỉ 19.212 tỷ đồng, giảm 6.712 tỷ so với cùng kỳ và lỗ 2.383 tỷ đồng. Dự kiến cả năm 2020 nếu dịch kéo dài và kết thúc trong quý 4, tổng doanh thu của Vietnam Airlines ước đạt 38.140 tỷ đồng, giảm 72.411 tỷ đồng so với kế hoạch 2020 và ước lỗ 19.651 tỷ đồng. 

Ở khu vực kinh tế có thể quan sát được đã vậy, khu vực khó đo đếm hơn nhưng những thiệt hại cũng không nhỏ.

Hoạt động kinh tế phi chính thức chưa được quan sát có thể kể đến: hoạt động kinh tế tự sản, tự tiêu của hộ gia đình và hoạt động kinh tế bị bỏ sót trong các chương trình thu thập dữ liệu thống kê, có thể lên tới hàng trăm ngàn tỷ đồng với hàng trăm ngàn người mất việc làm rơi vào cảnh khó khăn.

Chống dịch và chống suy thoái

Nhận thức sâu sắc tác hại của dịch bệnh đối với nền kinh tế, TP.HCM đã có những chỉ đạo quyết liệt trong việc đảm bảo an sinh, giảm sốc cho nền kinh tế. 

Trong cuộc họp Thành uỷ ngày 16/4, ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành uỷ TP.HCM yêu cầu trong 3 tháng thành phố chuẩn bị khôi phục sản xuất kinh doanh, đời sống xã hội dựa trên tiền đề Covid-19 được kiểm soát tốt. 

Ông Nhân cho rằng, sắp tới, các giải pháp cách ly xã hội được tháo gỡ dần, hoạt động sản xuất kinh doanh dần trở lại bình thường. Theo đó, phải có "lộ trình mở ra sau những đóng cửa vì cách ly xã hội". 

Thành phố có chủ trương ưu tiên những chính sách hỗ trợ, giảm bớt khó khăn cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh; đồng thời, có lộ trình tăng dần quy mô phục vụ của các ngành dịch vụ.

Theo đó, các ngân hàng thương mại bố trí nguồn vốn cho vay ưu đãi giúp các doanh nghiệp hoạt động trở lại. Cùng với đó là chính sách giãn nợ đối với các khoản nợ đến hạn, giảm lãi suất với những khoản vay mới đối với các doanh nghiệp. Thành phố kiến nghị Thủ tướng cho phép tham gia gói hỗ trợ tín dụng 250.000 tỷ đồng đã được Chính phủ phê duyệt và đang giao cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam triển khai. Ngoài ra, giãn thời gian trả nợ đến hạn cho doanh nghiệp và không để doanh nghiệp rơi vào nhóm nợ xấu.

Về phương diện nhà nước, Thành phố rà soát lại các nguồn thu ngân sách với doanh nghiệp, đặc biệt là các nghĩa vụ nộp thuế tài nguyên để có chính sách giãn thời gian thu ngân sách để tạo điều kiện cho doanh nghiệp tái đầu tư vào sản xuất kinh doanh.

Thành phố kiến nghị Chính phủ hỗ trợ miễn, giảm 50% thuế giá trị gia tăng; giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp; giảm 50% thuế nhập khẩu cho các doanh nghiệp. Đặc biệt giảm thuế thu nhập cá nhân cho người lao động trong lĩnh vực du lịch, trên cơ sở đánh giá thiệt hại của dịch bệnh. Đồng thời, TP.HCM đề xuất cho phép các doanh nghiệp lùi thời gian nộp các loại thuế sang quý 3 hoặc 4 năm 2020. 

Về tiền thuê đất, TP.HCM đề xuất Chính phủ xem xét, hỗ trợ giảm 50% số phải nộp trong 2 năm 2020-2021; hoãn nộp tiền thuê đất sang đầu năm 2021.

CT-Nguye-n-Tha-nh-Phong-4843-1587196836.

Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong trong một lần đi kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM

Chống dịch và chống suy thoái

Nhận thức sâu sắc tác hại của dịch bệnh đối với nền kinh tế, TP.HCM đã có những chỉ đạo quyết liệt trong việc đảm bảo an sinh, giảm sốc cho nền kinh tế. 

Trong cuộc họp Thành uỷ ngày 16/4, ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành uỷ TP.HCM yêu cầu trong 3 tháng thành phố chuẩn bị khôi phục sản xuất kinh doanh, đời sống xã hội dựa trên tiền đề Covid-19 được kiểm soát tốt. 

Ông Nhân cho rằng, sắp tới, các giải pháp cách ly xã hội được tháo gỡ dần, hoạt động sản xuất kinh doanh dần trở lại bình thường. Theo đó, phải có "lộ trình mở ra sau những đóng cửa vì cách ly xã hội". 

Thành phố có chủ trương ưu tiên những chính sách hỗ trợ, giảm bớt khó khăn cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh; đồng thời, có lộ trình tăng dần quy mô phục vụ của các ngành dịch vụ.

Theo đó, các ngân hàng thương mại bố trí nguồn vốn cho vay ưu đãi giúp các doanh nghiệp hoạt động trở lại. Cùng với đó là chính sách giãn nợ đối với các khoản nợ đến hạn, giảm lãi suất với những khoản vay mới đối với các doanh nghiệp. Thành phố kiến nghị Thủ tướng cho phép tham gia gói hỗ trợ tín dụng 250.000 tỷ đồng đã được Chính phủ phê duyệt và đang giao cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam triển khai. Ngoài ra, giãn thời gian trả nợ đến hạn cho doanh nghiệp và không để doanh nghiệp rơi vào nhóm nợ xấu.

Về phương diện nhà nước, Thành phố rà soát lại các nguồn thu ngân sách với doanh nghiệp, đặc biệt là các nghĩa vụ nộp thuế tài nguyên để có chính sách giãn thời gian thu ngân sách để tạo điều kiện cho doanh nghiệp tái đầu tư vào sản xuất kinh doanh.

Thành phố kiến nghị Chính phủ hỗ trợ miễn, giảm 50% thuế giá trị gia tăng; giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp; giảm 50% thuế nhập khẩu cho các doanh nghiệp. Đặc biệt giảm thuế thu nhập cá nhân cho người lao động trong lĩnh vực du lịch, trên cơ sở đánh giá thiệt hại của dịch bệnh. Đồng thời, TP.HCM đề xuất cho phép các doanh nghiệp lùi thời gian nộp các loại thuế sang quý 3 hoặc 4 năm 2020. 

Về tiền thuê đất, TP.HCM đề xuất Chính phủ xem xét, hỗ trợ giảm 50% số phải nộp trong 2 năm 2020-2021; hoãn nộp tiền thuê đất sang đầu năm 2021.

Để kích cầu nền kinh tế, UBND TP.HCM chủ trương đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, trong đó có các dự án ở Thủ Thiêm. Ông Nhân cũng nhấn mạnh, những thủ tục vướng mắc trong đầu tư công sẽ được các cơ quan ban ngành tháo gỡ nhanh chóng để cho việc giải ngân đầu tư công được thuận lợi nhất.

Cần sự đồng thuận của toàn xã hội

Với một thành phố hội nhập sâu rộng như TP.HCM, chiến dịch cách ly xã hội được thực thi nghiêm ngặt khiến mọi hoạt động bị ngưng trệ, thiệt hại là rất lớn. Những biện pháp cách ly cần thiết để kiểm soát đại dịch đồng nghĩa với một nền kinh tế bị nhốt trong sự trầm cảm kéo dài.  

Chưa bao giờ kinh tế Thành phố phải hứng chịu cú sốc lớn như vậy. Để khôi phục mọi hoạt động của thành phố như trước thời điểm dịch bệnh, trước hết phải tạo ra sự đồng thuận xã hội để giảm sốc cho nền kinh tế. 

Phó chủ tịch thường trực UBND thành phố Lê Thanh Liêm cho biết, Thành phố dành 2.753 tỷ đồng hỗ các đối tượng bị ảnh hưởng, trong đó hỗ trợ một triệu đồng mỗi tháng cho 600.000 lao động bị mất việc; công bố 2.610 điểm bán các mặt hàng thiết yếu. Cùng với sự nỗ lực của chính quyền các cấp, thành phố đề nghị Ngân hàng Nhà nước có chủ trương hỗ trợ doanh nghiệp bằng hình thức cho vay lãi suất ưu đãi, giảm từ 30% trở lên so với lãi suất cho vay theo quy định thông thường.

Lãnh đạo TP.HCM còn đề xuất giãn thời gian nộp bảo hiểm xã hội cho người lao động đang làm việc do đang gặp khó khăn về tài chính và tình hình biến động nhân sự; giảm 50% bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho các doanh nghiệp.

Thành phố cũng đẩy mạnh kênh đối thoại trực tuyến giữa lãnh đạo thành phố với doanh nghiệp và người dân để cùng đồng thuận tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư. Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư thực hiện dự án và người dân ổn định đời sống. Tổ công tác đầu tư họp hàng tuần để kịp thời tháo gỡ. Các sở ngành phải giải quyết xong khó khăn của doanh nghiệp tại 77 dự án được tổ đầu tư giao trong tháng 4.

Cú sốc với nền kinh tế TP.HCM là rất lớn, nhưng với việc tạo sự đồng thuận cho xã hội, kinh tế Thành phố sẽ nhanh chóng phục hồi và lấy lại đà tăng trưởng.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Đồng thuận phục hồi kinh tế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO