Doanh nghiệp nhà nước có chuyển biến

09/12/2011 09:52

Ngày 8/12, tại Hội nghị tổng kết 10 năm sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và định hướng tái cơ cấu 2011-2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu phải đẩy nhanh tái cơ cấu...

Doanh nghiệp nhà nước có chuyển biến

Ngày 8/12, tại Hội nghị tổng kết 10 năm sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và định hướng tái cơ cấu 2011-2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu phải đẩy nhanh tái cơ cấu...

>> Trung ương Đảng quyết định tái cơ cấu nền kinh tế
>> Chuyên gia quốc tế ủng hộ Việt Nam tái cơ cấu đầu tư
>> “DN giữ vai trò quyết định trong tái cơ cấu kinh tế”
>> Khởi động tái cơ cấu nền kinh tế

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu phải đẩy nhanh tái cơ cấu...

Báo cáo tổng kết đổi mới DNNN 10 năm của Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp cho biết đến nay cả nước còn 101 tập đoàn, tổng công ty và hai ngân hàng thương mại Nhà nước vẫn giữ 100% vốn.

Các tập đoàn, tổng công ty đã có nhiều chuyển biến, đóng góp ngân sách lớn. Tuy nhiên, dù số DNNN thua lỗ, hòa vốn có giảm nhưng đến năm 2011 số này vẫn còn tới 20% (năm 2001 là 60% tổng số DNNN).

Báo cáo cũng nêu rõ tên một số tập đoàn, tổng công ty thua lỗ, như EVN, Tổng công ty Hàng hải, Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị, Tổng công ty Chè, Tổng công ty Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp... Một số tổng công ty lỗ kéo dài như Tổng công ty Dâu tằm tơ, Tổng công ty Xây dựng đường thủy...

Một số chỉ tiêu tài chính của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước

(đơn vị tính: tỉ đồng, làm tròn số)

Danh mục

2006

2007

2008

2009

2010

1. Tổng tài sản

>751.000

1.790.000

2. Tổng nợ phải trả

419.000

>1.000.000

3. Lợi nhuận

71.000

162.000

4. Ðầu tư ngoài ngành

6.114

14.441

19.840

14.991

21.814

Nguồn: Bộ Tài chính

Lương tổng giám đốc vượt khung

Báo cáo nêu sự lãng phí, thất thoát nguồn lực còn lớn, nhất là trong các ngành khai thác, xuất khẩu tài nguyên. Chủ trương cổ phần hóa là đúng đắn nhưng ba năm trở lại đây đã chậm lại. Nhiều doanh nghiệp nhà nước không cần giữ cổ phần chi phối nhưng vẫn được giữ lại, doanh nghiệp chưa chịu bán tiếp.

Báo cáo của Bộ Tài chính cho thấy các tập đoàn, tổng công ty vẫn đầu tư ngoài ngành mặc dù đã có chỉ đạo, khuyến cáo phải tập trung vào lĩnh vực chính. Cụ thể đầu tư vào chứng khoán, bảo hiểm, bất động sản, ngân hàng... của các tập đoàn, tổng công ty vẫn tăng vào năm 2010 dù trước đó đã giảm vào năm 2009. Bộ Tài chính đánh giá đầu tư trên dù đều trong giới hạn cho phép nhưng đã làm phân tán nguồn lực, thậm chí phát sinh tiêu cực, gian lận.

"Như trường hợp Tổng công ty Dâu tằm tơ thua lỗ từ khi tôi còn ở địa phương đã nghe rồi, 20 năm sau ngồi đây vẫn thấy báo cáo. Việc đó mà giải quyết đến 20 năm là sao?"

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Việc chấp hành các quy định về tiền lương tại các tập đoàn, tổng công ty cũng còn một số bất cập. Theo Bộ Lao động - thương binh và xã hội, tổng hợp tại 36 công ty mẹ tập đoàn, tổng công ty hạng đặc biệt cho thấy các doanh nghiệp có lợi thế thường xây dựng chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh thấp hơn khả năng thực tế, nâng hệ số cấp bậc công việc, do đó tiền lương của khu vực này đạt khoảng 8,14 triệu đồng/tháng.

Đặc biệt, có chuyện tiền lương của hội đồng quản trị, tổng giám đốc các doanh nghiệp nhà nước lớn thường được xác định trước, trong khi tiền lương của người lao động phải theo mức hoàn thành chỉ tiêu. Vì vậy từ năm 2008 trở lại đây, doanh nghiệp có xu hướng đẩy tiền lương của hội đồng quản trị, tổng giám đốc lên cao, dẫn đến vượt quy định, gây bức xúc dư luận. Một số doanh nghiệp trả lương cho chủ tịch, tổng giám đốc 70-80 triệu đồng/tháng trong khi khung tối đa của Nhà nước chỉ khoảng 50 triệu đồng/tháng.

Phải tái cơ cấu

Sẽ cổ phần hóa 27 tập đoàn, tổng công ty lớn

Theo báo cáo của Ban chỉ đạo đổi mới phát triển doanh nghiệp, thời gian tới sẽ chuẩn bị các điều kiện để từ năm 2015-2020 cổ phần hóa 27 tập đoàn, tổng công ty. Ngay cả các tập đoàn lớn như PVN, EVN, VNPT, Vinashin, TKV... Nhà nước chỉ giữ cổ phần 65-75%. Sẽ không giữ cổ phần chi phối ở 16 tổng công ty.

Phát biểu chỉ đạo, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định vai trò của doanh nghiệp nhà nước và cho rằng việc tái cơ cấu sắp tới sẽ không phải xóa bỏ doanh nghiệp nhà nước mà nhằm hai mục tiêu: doanh nghiệp nhà nước phải làm được vai trò của mình là nòng cốt của kinh tế nhà nước và phải nâng cao được hiệu quả hoạt động. Thủ tướng cho biết: “Thời gian qua nếu không có doanh nghiệp nhà nước thì tôi không biết phải điều hành như thế nào”... Ông tái khẳng định Nhà nước cần công cụ vật chất để can thiệp thị trường.

Về hạn chế của doanh nghiệp nhà nước, Thủ tướng hai lần nhắc trường hợp Vinashin và cho biết là lãnh đạo, ông phải chịu trách nhiệm chính trị nhưng bản thân cảm thấy hết sức đau xót vì doanh nghiệp nhà nước không làm tốt nhiệm vụ, một số lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước vi phạm pháp luật. Với cơ chế hiện tại, Thủ tướng muốn điều chỉnh, bổ nhiệm một chủ tịch hội đồng quản trị tập đoàn có khi sáu tháng chưa xong, đồng thời Thủ tướng phê bình việc cổ phần hóa chậm, xử lý doanh nghiệp nhà nước lỗ kéo dài.

Nhấn mạnh phải “dứt khoát tái cơ cấu”, Thủ tướng yêu cầu phải hoàn thiện thể chế, chính sách và coi đây là khuyết điểm của Chính phủ. Cho biết đã nghe trên đài báo rất nhiều thông tin phê Chính phủ, Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch - đầu tư, các chuyên gia của bộ phải đề xuất, làm rõ việc quản lý doanh nghiệp nhà nước. Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành phải nhanh chóng làm đề án tái cơ cấu, bản thân các tập đoàn, tổng công ty cũng phải làm phương án cụ thể để “năm 2012 bắt đầu làm, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước”...

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Doanh nghiệp nhà nước có chuyển biến
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO