![]() |
Vào Việt Nam với hình thức liên doanh hay văn phòng đại diện, nhiều doanh nghiệp nước ngoài, cụ thể là các doanh nghiệp điện tử Nhật Bản đã từ từ chuyển đổi sang công ty 100% vốn nước ngoài, để tự chủ về chiến lược kinh doanh. Xu thế chuyển đổi này đang lan rộng.
![]() |
Các hãng điện tử tiêu dùng Nhật Bản tại Việt Nam nửa cuối năm 2009 đang có xu hướng nhập khẩu sản phẩm hoàn chỉnh vào thị trường Việt Nam thay vì lắp ráp. Ảnh: Lê Quang Nhật |
Tiên phong trong việc chuyển đổi mô hình là Panasonic Việt Nam. Tháng 7.2005, tập đoàn Matsushita (Nhật Bản) được phép thành lập công ty TNHH Panasonic Việt Nam theo hình thức công ty mẹ – con 100% vốn nước ngoài. Tính tới nay, Panasonic Việt Nam có năm công ty thành viên.
Với tư cách là công ty mẹ chịu trách nhiệm quản lý chung, đảm nhận các hoạt động tiếp thị, bán hàng, bảo hành và xuất khẩu các sản phẩm sản xuất trong nước, Panasonic Việt Nam còn có chức năng nhập khẩu sản phẩm từ các công ty thành viên thuộc tập đoàn sản xuất vào thị trường Việt Nam.
Nhập khẩu thay cho sản xuất
Tập đoàn Sony đã thành lập Sony Electronics Việt Nam, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài vào tháng 9.2008. Sony Electronics Việt Nam đã chuyển hướng kinh doanh: nhập khẩu các sản phẩm nguyên chiếc, từ chiếc tivi LCD cho đến bộ tai nghe, pin… Trước đó, Sony Việt Nam đã có nhà máy sản xuất tivi CRT nhưng đã ngưng sản xuất.
Ngày 1.7.2009, công ty điện tử Sharp Việt Nam với 100% vốn nước ngoài đã đi vào hoạt động với chức năng nhập khẩu và phân phối trực tiếp các dòng sản phẩm điện tử như tivi LCD, tivi LED; các dòng sản phẩm gia dụng, văn phòng như: tủ lạnh, lò vi sóng, máy lạnh, máy photocopy, máy fax, máy chiếu…
Và sản xuất hàng Nhật không có Việt Nam
Theo ông Trần Minh Thái (Intel Việt Nam), hàng của các doanh nghiệp điện tử Nhật Bản đang tạo được chỗ đứng tại thị trường Việt Nam, được người tiêu dùng chấp nhận. “Nếu họ thấy rằng sản xuất của Việt Nam không thuận lợi thì có thể nhập hàng nhiều hơn, có giá rẻ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng”.
Một chuyên gia lĩnh vực điện tử (đề nghị không nêu tên) bình luận: “Việc các doanh nghiệp đầu tư nhà máy hay chuyển đổi mô hình kinh doanh là chuyện hết sức bình thường trong xu hướng toàn cầu hiện nay”.
Thực tế là vẫn có nhiều doanh nghiệp điện tử Nhật Bản như Fujitsu, Canon, Panasonic… sản xuất tại Việt Nam và đóng góp nhiều cho xuất khẩu. Họ chiếm hầu hết tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm điện tử và linh kiện của Việt Nam.
Chỉ có điều là, những ước mơ hình thành các thương hiệu điện tử Việt Nam từ việc hợp tác liên doanh với các doanh nghiệp Nhật Bản, đã không thành hiện thực.
Ý KIẾN CỦA BẠN