AEC sẽ thúc đẩy tăng trưởng thương mại Việt Nam

NGUYÊN BẢO| 08/12/2015 00:25

Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) hình thành vào đầu năm 2016 vừa tạo cơ hội cho hoạt động thương mại của doanh nghiệp Việt Nam nhưng cũng sẽ đối diện không ít thách thức.

AEC sẽ thúc đẩy tăng trưởng thương mại Việt Nam

Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) hình thành vào đầu năm 2016 vừa tạo cơ hội cho hoạt động thương mại của doanh nghiệp (DN) Việt Nam nhưng cũng sẽ đối diện không ít thách thức. 

Đọc E-paper

Một nghiên cứu của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho thấy, Việt Nam sẽ là một trong số nước hưởng lợi nhiều hơn từ việc hội nhập kinh tế khu vực sâu rộng so với các nước khác do nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào ngoại thương.

Từ trước đến nay, các quốc gia trong khu vực ASEAN luôn là đối tác thương mại truyền thống, quan trọng của DN Việt Nam. Xét về mặt xuất khẩu (XK), cùng với Mỹ và EU, khu vực ASEAN là thị trường XK lớn thứ ba của Việt Nam. Ở chiều ngược lại, Việt Nam nhập khẩu một lượng lớn hàng hóa từ các nước ASEAN (chỉ đứng sau Trung Quốc).

Theo thống kê, năm 2013, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và ASEAN đạt gần 40 tỷ USD và năm 2014 là trên 42 tỷ USD, chiếm gần 14% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước. Riêng 7 tháng của năm 2015, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - ASEAN đạt 24,7 tỷ USD.

Tuy nhiên, cán cân thương mại giữa Việt Nam và khu vực ASEAN luôn trong tình trạng mất cân đối, Việt Nam thường xuyên nhập siêu từ khu vực ASEAN.

Việt Nam chủ yếu xuất sang ASEAN các mặt hàng như gạo, dệt may, thủy sản, dầu thô, sắt thép..., theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 9 tháng của năm 2015, Thái Lan là thị trường XK cá tra lớn nhất của các DN cá tra Việt Nam tại ASEAN và Việt Nam đứng thứ hai về nguồn cung cá tra vào Thái (sau Đài Loan).

Đồng thời, tính đến hết tháng 10/2015, ASEAN là thị trường XK lớn thứ 6 của thủy sản Việt Nam.

Nói về sự kiện AEC hình thành vào đầu năm 2016 sẽ tác động như thế nào đến hoạt động của DN Việt, đặc biệt là DN có trao đổi hàng hóa trong khu vực, ông Đỗ Duy Thái - Tổng giám đốc Công ty TNHH Thương mại - Sản xuất Thép Việt, đơn vị chủ yếu XK sắt thép sang các thị trường ASEAN (mỗi năm xuất khoảng 150.000 tấn) cho rằng, thị trường ASEAN gần nhất và tốt nhất cho DN Việt đưa hàng hóa sang nhưng cái khó khi AEC hình thành không hẳn là vấn đề cạnh tranh gay gắt khi hầu hết các dòng thuế đều lùi về 0% mà là các nước sẽ phòng vệ thương mại chặt chẽ hơn, chẳng hạn như sử dụng các biện pháp kéo dài thủ tục nhập khẩu, chống bán phá giá...

Sự không liên tục về mặt thị trường dễ khiến DN XK Việt Nam đánh mất thị phần ở nước ngoài.

Song, thay vì chú trọng việc đi kiện các nước về việc họ áp dụng biện pháp chống bán phá giá thì các cơ quan quản lý của Việt Nam nên xem xét kinh nghiệm từ các nước trong việc bảo vệ chính thị trường nội địa thông qua các biện pháp quen thuộc, chẳng hạn như chống bán phá giá.

Đây cũng là cách để bảo vệ DN trong nước giảm thiểu những tổn thất về thương mại, cũng như thị phần nội địa trước nguy cơ hàng hóa từ các quốc gia ASEAN hay từ các nước mà Việt Nam ký hiệp định thương mại tràn sang.

>Vì sao Indonesia dè dặt trước AEC?

>AEC: Dòng vốn từ các nước ASEAN vào Việt Nam sẽ tăng mạnh

> Lào nỗ lực chuẩn bị cho AEC

>DN lo ngại AEC vì chưa hiểu về hội nhập

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
AEC sẽ thúc đẩy tăng trưởng thương mại Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO