Vị thế mới của đồng nhân dân tệ

TRUNG TÁNH| 09/04/2010 09:21

Trong khi Mỹ đang gây sức ép lên Trung Quốc về vấn đề đồng nhân dân tệ, thương mại của châu Á với Mỹ có khuynh hướng chuyển dịch sang với Trung Quốc.

Vị thế mới của đồng nhân dân tệ

Trong khi Mỹ đang gây sức ép lên Trung Quốc về vấn đề đồng nhân dân tệ, thương mại của châu Á với Mỹ có khuynh hướng chuyển dịch sang với Trung Quốc.

Theo đánh giá của hãng dịch vụ tài chính Morgan Stanley, giao dịch giữa châu Á và Trung Quốc ngày càng trở nên quan trọng hơn so với Mỹ. Giờ đây, gần 25% khối lượng thương mại của các quốc gia châu Á được thực hiện với Trung Quốc. Đây là tỷ lệ tăng lên từ ít hơn 3% trong năm 1990. Ngược lại, thương mại của châu Á với Mỹ đã giảm từ 35% xuống dưới mức 18% trong cùng thời kỳ.

Dựa trên dữ liệu phân tích, Stewart Newnham, chiến lược gia về tiền tệ và đồng thời là Giám đốc Điều hành bộ phận nghiên cứu của Morgan Stanley ở Hồng Kông nhận xét: “Các con hổ châu Á đang chú ý theo dõi xem Trung Quốc đang làm gì. Trong hai thập niên qua, thương mại của châu Á với Mỹ đang chuyển dần sang với Trung Quốc. Điều đó cho thấy vai trò của Trung Quốc ngày càng tăng lên như một thị trường xuất khẩu quan trọng.

Thậm chí, một số nhà ngoại giao trong khu vực đã bắt đầu nói về “khối nhân dân tệ” của các quốc gia với mức thương mại càng tăng có liên quan tới đồng nhân dân tệ của Trung Quốc. Đây là khuynh hướng hoàn toàn mới nhưng đang phát triển. Tháng 7/2005, Malaysia đã thả nổi tỷ giá hối đoái của đồng ringgit so với đồng USD và Trung Quốc cũng thực hiện việc tương tự trong cùng thời điểm này. Từ tháng 7/2005 cho đến giữa năm 2008, Trung Quốc đã tham khảo những đồng tiền khác nhau để định giá cho đồng nhân dân tệ và sau đó lại kềm chặt tỷ giá hối đối 1 USD tương đương 6,8 nhân dân tệ.

Vào khi đó, Trung Quốc đại lục và Hồng Kông bắt đầu giao thương bằng đồng nhân dân tệ thay cho đồng USD. Đây là một thuận lợi lớn cho nhiều công ty Hồng Kông khi mua hàng trực tiếp từ nhà máy của Trung Quốc và cũng là lợi thế tiên phong cho các ngân hàng Hồng Kông trước các ngân hàng quốc tế lớn. Hồng Kông cũng phát hành trái phiếu với đồng nhân dân tệ và điều đó đã làm Hồng Kông trở thành trung tâm ngân hàng hải ngoại đầu tiên có thể giao dịch bằng đồng nhân dân tệ.

Miễn là Trung Quốc giữ tỷ giá đồng nhân dân tệ ở mức ổn định so với đồng USD, các quốc gia châu Á khác có thể kềm chặt tiền tệ của mình so với cả đồng nhân dân tệ và đồng USD. Nếu Trung Quốc tái định giá đồng nhân dân tệ thì có thể nhanh chóng tạo ra tác dụng tích cực lẫn tiêu cực trong khu vực châu Á.

Theo Denise Yam, một chuyên gia kinh tế khác của Morgan Stanley, tăng trưởng thưông mại trong châu Á là khuynh hướng chi phối trong thập niên qua, tạo nên khối lượng giao dịch ngày càng tăng và bớt lệ thuộc vào nền kinh tế Mỹ nhưng lại phụ thuộc vào đồng USD để làm phương tiện trao đổi. Với nhiều quốc gia châu Á, tỷ giá hối đối với đồng nhân dân tệ đã trở nên quan trọng như tỷ giá với đồng USD.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Vị thế mới của đồng nhân dân tệ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO