Vì sao Trung Quốc tăng cường gây hấn với các láng giềng?

26/05/2014 05:34

Bài bình luận của chuyên gia Brad Glosserman - Giám đốc điều hành của Pacific Forum CSIS tại Honolulu (Hawaii) đăng trên National Interest.

Vì sao Trung Quốc tăng cường gây hấn với các láng giềng?

Trong bài viết trên tờ National Interest, chuyên gia Brad Glosserman - Giám đốc điều hành của Pacific Forum CSIS tại Honolulu (Hawaii) cho rằng hành động đơn phương gây căng thẳng của Trung Quốc khi hạ đặt giàn khoan trái phép Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou 981) tại Biển Đông là "thảm họa chiến lược" của Trung Quốc, khi nước này gây hấn với hầu hết các nước láng giềng xung quanh mình.

Xin giới thiệu tới bạn đọc bài viết này, quan điểm trong bài là của tác giả.

Ông Brad Glosserman - Giám đốc điều hành Pacific Forum CSIS

"Chính quyền Bắc Kinh đang phát triển, đó cũng là vấn đề của nó. Vậy tại sao Bắc Kinh lại gây hấn với rất nhiều các quốc gia láng giềng?

Một câu hỏi được quan tâm hàng đầu trong tâm trí của các quan sát viên chính sách đối ngoại Trung Quốc những ngày này: Bắc Kinh đang nghĩ gì khi nước này dường như chú tâm tới việc quấy nhiễu và gây hấn với hầu hết các nước láng giềng.

Chính sách của nước này ngày càng trở nên hung hăng hơn, với việc công khai thực hiện các hành động ép buộc Philippines ra khỏi lãnh thổ tranh chấp Biển Đông và thúc ép Nhật Bản trong vấn đề Senkaku/Điếu Ngư.

Tuy nhiên, việc gây hấn với Manila và Tokyo là chưa đủ. Bắc Kinh thêm Việt Nam vào danh sách đối thủ bằng việc triển khai giàn khoan dầu nước sâu Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) hồi đầu tháng này. Và để gia tăng các phương thức tấn công, Bắc Kinh đã phái đi hàng chục tàu lớn, bao gồm nhiều tàu hải quân để bảo vệ, một hành động leo thang quân sự trong vùng lãnh thổ tranh chấp.

Những việc làm tương tự đã diễn ra trước đó bằng việc Trung Quốc đưa tàu đến vùng biển tuyên bố chủ quyền của Malaysia, một hành động sai lầm cùng với những phản ứng quá khích trong nỗ lực tìm kiếm và cứu nạn chuyến bay mất tích MH370, chở theo 153 hành khách người Trung Quốc.

Trung Quốc cũng khẳng định chủ quyền trên vùng biển gần Indonesia, đẩy Jakarta ra khỏi vị trí trung lập và rơi vào một vị trí khó khăn hơn về các tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông.

Gần đây nhất, các phương tiện truyền thông cho biết rằng các tàu Trung Quốc lợi dụng sự xao nhãng của cảnh sát biển Hàn Quốc bởi thảm họa phà SEWOL để đánh bắt bất hợp pháp trên vùng biển Hàn Quốc trong mùa cua xanh sinh sản.

Trong các diễn biến khác, Trung Quốc đang góp phần vào sự suy tàn của trật tự thế giới đã được quy định dựa trên hòa bình và ổn định. Bắc Kinh tiếp tục những lời nói nhàm chán khi đối phó với Triều Tiên, thúc đẩy nối lại các vòng đàm phán đa phương mà không cần tiến hành các biện pháp giúp thay đổi phản ứng của Bình Nhưỡng - như mạnh mẽ thực thi các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

Bắc Kinh ủng hộ sự can thiệp của Nga ở Ukraine, thậm chí cung cấp vũ khí cho các nhóm nổi dậy chống chính phủ Myanmar.

Những quyết định này đang gây phiền hà cho người ngoài cuộc, nhưng gần như không có ý nghĩa cho nền chính trị trong nước. Trung Quốc phải đối mặt với các bất ổn nội tại không ngừng gia tăng và họ cần một môi trường quốc tế hòa bình, ổn định để tập trung giải quyết các vấn đề đó.

Đầu tiên là vấn đề tham nhũng, với việc hàng loạt cán bộ cấp cao bị điều tra trong thời gian gần đây.

Sau đó là nền kinh tế đã chững lại sau nhiều thập kỷ tăng trưởng hai con số; việc cấp thiết phải điều chỉnh nhưng điều đó đi kèm với những lo ngại về bong bóng bất động sản và việc phơi bày các lĩnh vực tài chính ra ngoài ánh sáng.

Ô nhiễm không khí, nước và đất đai đạt đến mức đe dọa khả năng tồn tại lâu dài của của đất nước. Các vụ khủng bố trong nước đã phơi bày sự nguy hiểm các chính sách mạnh tay của Bắc Kinh đối với cộng đồng thiểu số của mình.

Viễn cảnh bất ổn trong nước khiến cho ngân sách dành cho an ninh lớn hơn ngân sách dành cho quân đội. Trong hoàn cảnh này, Bắc Kinh lại gây hấn với các nước láng giềng là điều khó có thể giải thích.

Xét trên khía cạnh cá nhân, mỗi chính sách đối ngoại của Bắc Kinh đều có ý nghĩa riêng. Các nhà lãnh đạo phải bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc, thậm chí điều này còn là việc phải làm khi phải đối mặt với chủ nghĩa dân tộc gia tăng.

Sự theo đuổi không ngừng về vấn đề chủ quyền trên biển đã làm mạnh mẽ quyết tâm chống Trung Quốc của các quốc gia lân cận. ASEAN có thể từ chối tuyên bố quan điểm về vấn đề Biển Đông nhưng danh sách các quốc gia đang đưa ra các câu hỏi thách thức Bắc Kinh ngày càng dài.

Lo ngại về sự bành trướng của Trung Quốc đang kích thích các phản ứng của các nước Đông Á, thể hiện trong các hiệp định hợp tác quốc phòng mới và chi tiêu dành cho ngân sách quốc phòng nhiều hơn. Đối với Bắc Kinh, sự phát triển đáng báo động nhất là việc sẵn sàng thắt chặt quan hệ với Mỹ của hầu hết các chính phủ và chấp nhận sự hiện diện của Mỹ trong khu vực.

Vậy tại sao Trung Quốc vẫn thực hiện chiến lược này? Chỉ có một lời giải thích thuyết phục cho các hành động của Trung Quốc: Bắc Kinh đang cố gắng tìm kiếm một nguồn cung mới cho nền kinh tế đang khát dầu của mình".

>VIỆT NAM KHẲNG ĐỊNH CHỦ QUYỀN TẠI BIỂN ĐÔNG
>Mỹ hối thúc ASEAN - Trung Quốc đẩy nhanh đàm phán về COC
>Trung Quốc đang ứng hiếp khu vực, thách thức các nước lớn
>
Mỹ lên án Trung Quốc gây căng thẳng ở Biển Đông
>Nhật yêu cầu Trung Quốc giải thích hành vi ở biển Đông
>
Tuyên bố chung ASEAN kêu gọi không sử dụng vũ lực trên Biển Đông 
>Thủ tướng Malaysia: Giải pháp cho Biển Đông là luật pháp quốc tế
>Vấn đề Biển Đông: Mỹ không chấp nhận hành vi uy hiếp, cưỡng bức

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Vì sao Trung Quốc tăng cường gây hấn với các láng giềng?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO