Trung Quốc có thể mua cả thế giới?

12/07/2013 09:01

Trong một cuốn sách được xuất bản năm ngoái, Peter Nolan - giáo sư nghiên cứu về Trung Quốc tại đại học Cambridge - đã đi tìm câu trả lời cho câu hỏi này.

Trung Quốc có thể mua cả thế giới?

Trong một cuốn sách được xuất bản năm ngoái, Peter Nolan - giáo sư nghiên cứu về Trung Quốc tại đại học Cambridge - đã đi tìm câu trả lời cho câu hỏi này.

Trung Quốc đã khiến phương Tây phải lo sợ. Tuy nhiên, hiếm khi phương Tây để ý đến việc thế giới nhìn Trung Quốc như thế nào. Vâng, Trung Quốc đã có được những bước nhảy vọt về kinh tế.

Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn đang chứng kiến nền kinh tế thế giới bị thống trị bởi các nền kinh tế phát triển. Nằm trong số ít người phương Tây có thể nhìn thế giới từ quan điểm của Trung Quốc là Peter Nolan, giáo sư nghiên cứu về Trung Quốc tại đại học Cambridge.

Trong một cuốn sách được xuất bản năm ngoái, Nolan đi tìm câu trả lời cho câu hỏi liệu có phải Trung Quốc đang mua cả thế giới hay không. Và, câu trả lời mà ông đưa ra là "không": chúng ta đang ở trong Trung Quốc nhưng Trung Quốc không ở trong chúng ta.

Để hiểu về câu trả lời của giáo sư Nolan, bạn cần phải hiểu quan điểm của ông về những gì đã xảy ra trong suốt 3 thập kỷ kinh tế toàn cầu tập hợp thành một thể thống nhất với sự trợ giúp của công nghệ.

Kinh tế thế giới đã biến đổi, thông qua sự trỗi dậy, các cuộc thâu tóm sáp nhập và làn sóng đầu tư nước ngoài. Tất cả có cội nguồn từ các nền kinh tế phát triển.

Nằm ở trung tâm của thế giới mà là các thực thể được Nolan gọi là các công ty “hợp nhất hệ thống”. Đây là những công ty có thương hiệu mạnh cùng với công nghệ tân tiến, nằm ở đỉnh của chuỗi giá trị phục vụ tầng lớp trung lưu toàn cầu.

Sử dụng dữ liệu trong giai đoạn 2006 – 2009, giáo sư Nolan rút ra kết luận chỉ có 2 công ty thống trị ngành sản xuất máy bay thương mại, 3 công ty thống trị mảng cơ sở hạ tầng viễn thông và smartphone, 4 công ty trong ngành sản xuất bia, thang máy, xe tải hạng nặng và máy tính cá nhân, 6 công ty sản xuất máy quay kỹ thuật số và 10 công ty hoạt động trong mảng xe gắn máy và dược phẩm.

Các công ty này cung cấp 50% đến toàn bộ sản phẩm cho thị trường thế giới. Quá trình thanh lọc cũng đang diễn ra ở nhiều ngành khác.

Không chỉ vậy, các ngành cung cấp linh kiện cũng có xu hướng tương tự. Hãy nhìn vào một chiếc máy bay. Thế giới có 2 công ty lớn cung cấp động cơ, 2 công ty cung cấp phanh, 3 công ty cung cấp lốp, 2 công ty cung cấp ghế ngồi và 1 công ty cung cấp hệ thống thang.

Trong ngành ô tô, công nghệ thông tin, đồ uống cũng như nhiều ngành khác, trên toàn thế giới chỉ có một vài công ty lớn cung cấp những linh kiện cần thiết.

Chúng ta có thể nhận ra cấu trúc của hoạt động sản xuất và phân phối trên toàn cầu thông qua những công ty như vậy. Các công ty có khả năng huy động nguồn vốn cần thiết cho các dự án mới hoặc chi cho hoạt động nghiên cứu và phát triển để củng cố vị thế dẫn đầu về công nghệ và sau đó là phát triển các thương hiệu tầm cỡ toàn cầu, đầu tư vào công nghệ tân tiến nhất và thu hút những nhân lực xuất sắc nhất.

Bộ phận này hăng hái đầu tư ra nước ngoài và trong quá trình này họ mất đi những đặc điểm đặc trưng của quốc gia. Hiện tượng này ngày càng gây ra nhiều căng thẳng, bởi các chính phủ nhận thấy họ không thể quản lý chặt chẽ hoặc thu thuế từ các công ty đa quốc gia.

Trung Quốc đã thích ứng với thế giới này như thế nào? Đó là một bước tiến lớn để đạt được thành công vang dội. Tuy nhiên, Trung Quốc có được sự thành công này nhờ vào khả năng cung cấp lao động và thị trường cho các nhà sản xuất trên thế giới.

Bởi vậy, trong giai đoạn 2007 – 2009, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp 28% giá trị gia tăng của ngành công nghiệp Trung Quốc, 66% sản lượng của các ngành công nghệ cao, 55% kim ngạch xuất khẩu và 90% kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao.

Do đó, nếu như các công dân và chính phủ các nền kinh tế phát triển có thái độ ngờ vực đối với các công ty này, Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?

Trung Quốc không mua cả thế giới. Từ năm 1990 đến 2012, lượng FDI mà các nước đầu tư vào nước khác trên toàn cầu đã tăng từ 2.100 tỷ USD lên 23.600 tỷ USD. Các nước có thu nhập cao vẫn đóng góp tới 79% trong số này (theo số liệu năm ngoái).

Trong năm 2012, Mỹ đầu tư 5.200 tỷ USD ra nước ngoài, trong khi của Anh là 1.800 tỷ USD và Trung Quốc là 509 tỷ USD. Năm 2009, 68% vốn FDI của Trung Quốc được đổ vào Hồng Kông.

Giống như Nolan đã lưu ý, các công ty Trung Quốc vắng bóng trong các thương vụ thâu tóm và sáp nhập qui mô lớn. Thiếu tài nguyên thiên nhiên, Trung Quốc đang đầu tư mạnh mẽ vào ngành này. Tuy nhiên, qui mô đầu tư đang bị thu hẹp bởi sự thống trị của các công ty nước ngoài.

Phân tích này có ý nghĩa như thế nào? Điểm quan trọng nhất ở đây là Trung Quốc gần như không có công ty toàn cầu mạnh mẽ nào. Trung Quốc vẫn phụ thuộc vào công nghệ của các công ty nước ngoài và đang nỗ lực để tiếp thu.

Một câu hỏi sâu hơn nữa: trong một thế giới được thống trị bởi các công ty toàn cầu, cần phải lo lắng về việc các công ty đó không thuộc về bạn? Có vẻ như câu trả lời sẽ là có.

Trung Quốc hành động đúng đắn khi lo lắng về điều này. Các công ty vẫn gắn với quốc gia đã tạo ra họ. Tuy nhiên, với Trung Quốc, tình hình khả quan hơn.

Cuối cùng, các công ty sẽ nhận ra rằng họ khó có thể thoát khỏi Trung Quốc: hoạt động sản xuất tập trung quá nhiều ở đây và đây cũng chính là thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Nếu điều đó xảy ra, đó cũng chỉ là hệ quả tất yếu của quá trình hội nhập. Điều chúng ta nên làm là bình tĩnh và hãy hành động nhanh hơn nữa.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Trung Quốc có thể mua cả thế giới?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO