Thương hiệu điện tử Nhật: cải tổ hoặc chết

HÀ CÚC| 24/07/2014 07:03

Các công ty điện tử khổng lồ của Nhật Bản đang có những cải tổ có tính sống còn khi họ chỉ còn là cái bóng của quá khứ huy hoàng trước đây.

Thương hiệu điện tử Nhật: cải tổ hoặc chết

Các công ty điện tử khổng lồ của Nhật Bản đang có những cải tổ có tính sống còn khi họ chỉ còn là cái bóng của quá khứ huy hoàng trước đây.

Đọc E-paper

Rơi vào tình cảnh liên tiếp lỗ khiến Sony phải dự kiến bán thương hiệu Vaio, tiến tới ngừng kinh doanh mảng laptop. Ai cũng biết Vaio từng là niềm tự hào của Sony sau khi ra mắt vào năm 1996 - thời điểm mà huyền thoại Steve Jobs và Apple vẫn còn loay hoay tìm lối ra. Nhưng Vaio chỉ là một mảng kinh doanh quan trọng mà Sony dự kiến phải cắt bỏ, nhằm tạo tiền đề cho những cải tổ có tính chất sống còn.

Cũng như Sony, sau nhiều năm phủ nhận cải tổ là cần thiết, các công ty điện tử tiêu dùng của Nhật Bản thừa nhận đang phải đối mặt với sự thua lỗ trên thị trường cổ phiếu toàn cầu (xem biểu đồ 1). Năm 1982, cuốn sách "Những gã khổng lồ điện tử Nhật Bản" từng ca ngợi quá trình thống trị thị trường điện tử thế giới của các tiện ích đến từ xứ sở hoa anh đào nhưng bây giờ các thương hiệu điện tử Nhật Bản tụt hậu so với các đối thủ như Samsung của Hàn Quốc và đặc biệt là Apple của Mỹ.

Hitachi, Panasonic và Sharp cũng như Sony gần như không còn là chính mình. Các thương hiệu đình đám một thời đã phải nhượng lại thị trường máy tính, smartphone, TV... cho nhiều đối thủ nước ngoài. Theo phân tích của McKinsey, các công ty Nhật Bản đã mắc sai lầm trong thập kỷ qua. Họ vẫn tiếp tục ám ảnh về phần cứng, bỏ qua phần mềm và dịch vụ và không kịp thay đổi theo thị hiếu người dùng. Các thương hiệu điện tử Nhật cũng chậm chạp trong việc nhận ra các nước đang phát triển như là một thị trường tiềm năng cũng như cơ sở sản xuất có chi phí thấp.

Đứng trước tình thế tồn vong, các thương hiệu khổng lồ của Nhật Bản phải đưa ra những cải tổ đau đớn. Sony áp dụng cải cách của Philips, đã từ bỏ một số mảng kinh doanh yếu kém như máy tính, TV. Panasonic thực hiện một thay đổi đột ngột khi rút khỏi thị trường TV plasma và smartphone, thay vào đó tập trung cho thị trường thiết bị tiết kiệm năng lượng, phụ tùng xe hơi, bao gồm các tế bào pin cho xe điện và hybrid.

Panasonic gần đây cũng gây sốc khi cho biết sẽ thiết lập một trụ sở phát triển sản phẩm ở Ấn Độ. Các công ty khác như Toshiba và Hitachi thì hướng những đầu tư mới cho ngành công nghiệp nặng và cả một lĩnh vực mới đáng ngạc nhiên là nông nghiệp công nghệ cao. Fujitsu, Hitachi, Panasonic và Sharp thậm chí còn tận dụng những nhà máy bỏ hoang để xây dựng các khu nhà kính trồng rau...

Các kết quả tài chính của những thay đổi đã bắt đầu xuất hiện cùng với sự hỗ trợ của đồng yên đang lên giá. Fujitsu, Panasonic và Sharp đã có lợi nhuận trong năm 2013, những Sony và NEC vẫn còn bết bác. Tuy nhiên, Sony cho rằng sẽ có lợi nhuận vào năm 2015-16 trên cơ sở thị trường smartphone và tablet của hãng đang có những dấu hiệu tích cực.

Nếu có tầm nhìn xa, sẵn sàng chấp nhận rủi ro, các công ty điện tử Nhật Bản có thể lấy lại hào quang bị mất của họ. Bởi vì, người Nhật vẫn đang sở hữu nhiều phát minh trong lĩnh vực công nghệ, internet.

Tuy nhiên, các công ty Nhật Bản sẽ bị cản trở bởi nền văn hóa quản trị cũ kỹ, đặc biệt còn quá lệ thuộc vào văn hóa làm việc suốt đời tại một công ty. Tại hầu hết các công ty lớn của Nhật Bản, khoảng một phần ba nhân viên dư thừa nhưng không thể sa thải vì liên quan tới chính sách lao động. Có một số hy vọng khi chính phủ Shinzo Abe đang thay đổi chính sách theo hướng giúp thị trường lao động linh hoạt hơn để đối phó với điều kiện thị trường thay đổi.

Bên cạnh đó, công nghệ cũng không phải là cứu tinh của các thương hiệu Nhật Bản. Ai cũng biết Sony là nhà sản xuất đầu tiên bán TV OLED, nhưng hiện nay, thị trường này đã bị Samsung dẫn đầu, thậm chí thống trị cả thị trường màn hình OLED trên các thiết bị khác. Trong quá khứ, các công ty Nhật Bản thường sử dụng những bước đột phá về phần cứng để lấn lướt đối thủ. Tuy nhiên, các công ty nước ngoài lại phản ứng bằng cách đẩy mạnh cải tiến phần mềm thuận tiện cho người sử dụng đi kèm với thông điệp makerting thông minh hơn.

Có lẽ sư tổ của nhu thuật Nhật Bản Jigoro Kano nếu còn sống, sẽ phải dạy lại các thương hiệu điện tử Nhật nguyên lý "lấy nhu thắng cương, lấy mềm thắng cứng" của môn võ làm rạng danh nước Nhật. 

>Thương hiệu Sony Ericsson đã biến mất
>Sony, Panasonic lỗ trầm trọng
>
Đến lượt Sony, Sharp báo lỗ “khủng”
>Sony thừa nhận đã bị iPhone và Galaxy S III "qua mặt"
>
Sony: Lỗ, lỗ và lỗ

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Thương hiệu điện tử Nhật: cải tổ hoặc chết
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO