"Săn cá voi"

HÀ CÚC| 05/09/2012 05:25

Sự lên xuống bất thường của giá cả khiến người ta buộc phải xem xét lại quy mô và mối quan hệ của những “siêu công ty” có khả năng gây ảnh hưởng đến kinh tế quốc gia và chi phối giá cả thị trường.

Sự lên xuống bất thường của giá cả khiến người ta buộc phải xem xét lại quy mô và mối quan hệ của những “siêu công ty” có khả năng gây ảnh hưởng đến kinh tế quốc gia và chi phối giá cả thị trường.

Apple với giá trị vốn hóa 500 tỷ USD trong thời điểm hiện tại. Đến năm 2020, hãng này sẽ đạt một giá trị khoảng 3 ngàn tỷ USD. Con số này còn lớn hơn nhiều so với GDP năm 2011 của một số nước có nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, so sánh với quy mô của nền kinh tế Mỹ hơn 15 ngàn tỷ USD, Apple thật sự nhỏ bé.

Trong khi đó, nhiều công ty dù có giá trị nhỏ hơn Apple nhưng lại được The Economist xếp vào danh sách “Những công ty có ảnh hưởng đến kinh tế quốc gia”. Chẳng hạn, Nokia từ đầu thập niên 90 đã khẳng định vị trí hàng đầu trên thị trường chế tạo điện thoại di động, đã đóng góp lớn trong việc biến Phần Lan từ một nước Bắc Âu ít ai biết lên tầm một trung tâm công nghệ châu Âu và giúp kinh tế quốc gia này tăng trưởng 300% từ 1993 - 2008. Nokia hiện vẫn là công ty lớn nhất Phần Lan, tạo ra 14% xuất khẩu và 1,6% GDP quốc gia năm 2009.

Tại châu Á, Tập đoàn Hồng Hải (Hon Hai) thu hút được nhiều sự chú ý bởi đây là tập đoàn mẹ của nhà sản xuất thiết bị gốc Foxconn, đối tác chủ lực của hãng công nghệ nổi tiếng thế giới Apple. Tờ Taiwan Economic News vừa tiết lộ, tổng doanh thu tháng 1/2012 mà hãng công nghiệp khổng lồ này đạt được là 274,6 tỷ đài tệ (9,1 tỷ USD), cao hơn 47,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Công ty hiện có tổng số 450.000 nhân viên trên toàn thế giới. Doanh thu hằng năm tăng trưởng hơn 50% trong một thập kỷ qua, lên đến 40,6 tỷ USD năm 2006.

Một số nền kinh tế gắn liền với sự lên xuống của những công ty khổng lồ và trường hợp của Nokia hay Hồng Hải là ví dụ điển hình. Sử dụng so sánh thô giữa tổng doanh thu hằng năm của công ty so với GDP một quốc gia, The Economist đã xác định được hàng loạt các công ty, tập đoàn có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế của quốc gia tại 53 thị trường, có lợi nhuận từ 9 tỷ USD (hãng xe Volvo - Thụy Điển) đến 161 tỷ USD như công ty AcerlorMittal (Luxembourg). Đáng chú ý là danh sách này có các công ty tại châu Á như China Mobile (Hồng Kông - hơn 30 tỷ USD), PTT (Thái Lan - hơn 20 tỷ USD, Wilmar International (Singapore - hơn 18 tỷ USD), Sands China (Macau - hơn 12 tỷ USD) và Samsung (Hàn Quốc - gần 10 tỷ USD)...

Những công ty có đủ khả năng gây ảnh hưởng đến nền kinh tế khiến nhiều chính phủ xem xét lại quy mô và sức ảnh hưởng của những cái tên lớn này. Chẳng hạn, Tập đoàn Samsung được ví như một nền kinh tế thứ 35 khi cũng tạo ra doanh thu còn lớn hơn rất nhiều quốc gia khác trên thế giới. Tại Hàn Quốc, tập đoàn này cũng có sức ảnh hưởng rất lớn khi nắm trong tay các ngành công nghiệp mũi nhọn như điện tử, xây dựng, sinh học... Tuy nhiên, Chính phủ Hàn Quốc đang tìm mọi cách nhằm giảm quyền lực và ảnh hưởng của các “chaebol” như Samsung - vốn được coi là luôn triệt tiêu cạnh tranh, lợi dụng quan hệ cấp cao và giao dịch “ngầm” để làm lợi cho các cổ đông trong gia đình.

Bên cạnh đó, các công ty có quy mô lớn thường có xu hướng chi phối thị trường. Mới đây, Tạp chí New Scientist công bố phân tích mối quan hệ giữa 43.000 công ty xuyên quốc gia đã nhận diện được một nhóm “siêu công ty”, chủ yếu là ngân hàng, có quyền lực áp đảo đối với nền kinh tế toàn cầu.

Hay trong một báo cáo mới đây của Reuters, doanh thu của các công ty hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh các hàng hóa nhiên liệu như dầu, than, gạo... cộng lại đạt 1,1 nghìn tỷ USD, và top 5 công ty dẫn đầu lĩnh vực này đạt doanh thu 629 tỷ USD, bằng doanh thu của 5 tổ chức tài chính lớn nhất thế giới. Các công ty có điểm chung là: đều có lợi nhuận khổng lồ, phá vỡ thị trường. Chính phủ của các công ty này có rất ít khả năng kiểm soát và các công ty này đều có những kế hoạch đầy tham vọng để phát triển.

Trong danh sách này có hàng loạt những công ty thương mại đang kiểm soát giá cả hàng hóa toàn cầu, đồng thời cũng là những công ty trong danh sách có ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc gia như Wilmar International (Singapore) có doanh thu 30 tỷ USD (2010), kiểm soát gần 20% thị trường kinh doanh ngũ cốc, đường, dầu.

Hay Noble Group (Hồng Kông) có doanh thu lên tới 57 tỷ USD (2010) trong lĩnh vực đường, than, dầu. Noble từng hợp tác với Phibro. Hiện Noble đang điều hành công ty với hơn 11.000 nhân công. Noble  có quan hệ sâu sắc với các chính trị gia tại Trung Quốc và đang có kế hoạch mở rộng thị trường tại đây.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
"Săn cá voi"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO