![]() |
Ngành công nghiệp điện tử, viễn thông của Đài Loan đang "đổi mới theo định hướng" khi mọi yếu tố thiên thời, địa lợi của ba thập niên trước đang cạn dần.
Đọc E-paper
Tập đoàn Foxconn (Hon Hai) của Đài Loan đang hoàn tất thương vụ mua lại hãng Sharp của Nhật Bản. Thương vụ này đang được theo dõi như một thử nghiệm về sự cởi mở của Nhật Bản đối với nhà đầu tư nước ngoài. Nhưng nó đồng thời cũng đang được xem xét kỹ lưỡng tại Đài Loan. Thỏa thuận này còn nhiều trở ngại khi Foxconn muốn giảm 900 triệu USD trong đề nghị chào mua 5,4 tỷ USD ban đầu.
Nhưng nếu thương vụ hoàn tất và Terry Gou, ông chủ của Foxconn, thành công trong việc sở hữu thương hiệu Sharp, Foxconn có thể cung cấp nhiều linh kiện hơn cho các khách hàng lớn như Apple và thậm chí có thể chuyển đổi thành công ty sản xuất hàng công nghệ có thương hiệu riêng. Do đó, thỏa thuận với Sharp có thể là một con đường mới giúp các thương hiệu điện tử của Đài Loan phát triển ở quy mô toàn cầu.
Chỉ trong vài thập niên, Đài Loan đã nhanh chóng trở thành một trong những trung tâm sản xuất của ngành công nghiệp công nghệ cao trên toàn thế giới. Theo Viện Thông tin Thị trường và Tư vấn (MIC) Đài Bắc, 89% laptop và 46% máy tính trên thế giới hiện nay có xuất xứ từ Đài Loan. Các hãng điện tử đóng góp 40% kim ngạch xuất khẩu và 15% GDP của Đài Loan. Trong hơn hai thập niên, Đài Loan đã đạt được thành công lớn với mô hình gia công, lắp ráp (original design manufacturer - nhà sản xuất linh kiện gốc - ODM) máy tính và các thiết bị khác cho các công ty phương Tây.
Ban đầu, các nhà máy gia công, lắp ráp điện tử đều đặt tại Đài Loan, nhưng khi Trung Quốc mở cửa, nhiều doanh nghiệp Đài Loan đã chuyển nhà máy sang đại lục. Sự kết hợp giữa công nghệ sản xuất Đài Loan và lao động giá rẻ của Trung Quốc tạo ra sức cạnh tranh lớn cho các nhà sản xuất điện tử của Đài Loan. Ngày nay, sản phẩm Đài Loan chủ yếu được sản xuất bởi lao động người Trung Quốc, 94% giá trị sản phẩm phần cứng được cấu thành tại đại lục.
Tuy nhiên, sự hợp tác qua eo biển này lại đặt Đài Loan vào thế cạnh tranh với các đối tác đại lục - được mệnh danh là "chuỗi cung ứng đỏ” với sự trợ cấp lớn của chính phủ. Các công ty bán dẫn của Đài Loan, như TSMC, ngày càng mạnh mẽ.
Nhưng các nhà sản xuất màn hình như Innolux và AU Optronics đang bị đe dọa từ các đối thủ đại lục như BOE và China Star Optoelectronics. Tổng kim ngạch xuất khẩu của Đài Loan đã giảm 12% so với cùng kỳ tháng Hai năm ngoái TV và dụng cụ quang học đã giảm tới 34%.
![]() |
Trong quan hệ với đại lục, ngành công nghiệp điện tử của Đài Loan thiệt hại nhiều nhất nếu các đối tác tại đại lục trở thành đối thủ. Kinh tế Hàn Quốc cũng phụ thuộc vào nhu cầu nhập khẩu từ Trung Quốc, nhưng các công ty Hàn Quốc có mặt hàng đa dạng hơn nhiều Đài Loan. Xu hướng này buộc ngành công nghiệp điện tử của Đài Loan phải thay đổi sau khoảng ba thập niên.
Tuy nhiên, nhiều hãng điện tử của Đài Loan hiện nay quá nhỏ và không có tên tuổi trong chuỗi cung ứng. Kinh nghiệm cho thấy, nếu muốn phá vỡ rào cản này, các nhà sản xuất điện tử của Đài Loan buộc phải trở thành đối thủ các đối tác mua linh kiện truyền thống lâu nay. Một số công ty Đài Loan, bao gồm HTC và Asus, đã đi theo xu hướng này khi tự sản xuất điện thoại và laptop thương hiệu riêng.
Theo Taiwan Ratings, Foxconn chỉ kiếm được tiền từ thương hiệu Sharp nếu không làm đảo lộn khách hàng hiện hữu. Trong ngắn hạn, Foxconn cũng có lợi thế trong việc cung cấp linh kiện cho các thương hiệu lớn như Apple, tận dụng việc Apple sẽ không mua màn hình OLED của đối thủ Samsung. Hiện nay, Foxconn có 40% doanh thu đến từ việc gia công sản phẩm choApple, sự phụ thuộc này dường như là quá lớn. Foxconn bắt đầu chuyển sang các mảng khác, trong đó có bán lẻ và phát triển công nghệ.
Tổng thống mới đắc cử Thái Anh Văn hứa sẽ định hình lại nền kinh tế Đài Loan bằng cách "chuyển đổi từ mô hình hiệu quả hướng đến là sự đổi mới theo định hướng". Bà Thái cũng muốn giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc và thúc đẩy các mối quan hệ công nghệ lớn hơn với Mỹ và Nhật Bản.
Câu hỏi đặt ra là làm thế nào các công ty Đài Loan được khuyến khích phát triển công nghệ mới như điện toán đám mây, "Internet của sự vật", in 3D, công nghệ sinh học và năng lượng tái tạo... Một số được thể hiện tiềm năng, nhưng sẽ còn nhiều khó khăn trước mắt khi cơ hội không còn lớn như cách đây ba thập niên. Bởi vì, các đối thủ đại lục đang tận hưởng những lợi ích của thị trường nội địa rộng lớn và một chính phủ đang dư dả tiền mặt để có thể mua bất cứ thứ gì...
>11 tháng, Đài Loan đầu tư hơn một tỷ USD vào Việt Nam
>Alibaba bị yêu cầu rút khỏi thị trường Đài Loan (Trung Quốc)