Phái đẹp cứu rỗi Nhật Bản?

HÀ CÚC| 28/05/2013 02:34

Để vực dậy nền kinh tế đã suy trầm hai thập kỷ qua, Thủ tướng Shinzo Abe đặt nhiều hy vọng khơi dậy được nguồn lực phụ nữ nước này.

Phái đẹp cứu rỗi Nhật Bản?

Để vực dậy nền kinh tế đã suy trầm hai thập kỷ qua, Thủ tướng Shinzo Abe đặt nhiều hy vọng khơi dậy được nguồn lực phụ nữ nước này.

Đọc E-paper

"Phụ nữ là nguồn tài nguyên chưa được sử dụng của Nhật Bản": Trong kế hoạch Abeconomis nhằm vực dậy kinh tế Nhật của Thủ tướng Shinzo Abe có một loạt biện pháp nhằm thu hẹp khoảng cách giới trong lực lượng lao động nước này. Thậm chí, các giải pháp này có quy mô lớn đến mức được gọi tên là "womenomics".

Mặc dù, tỷ lệ phụ nữ Nhật Bản có bằng đại học nhiều hơn nam giới và số lượng phụ nữ đi làm tăng đều trong 10 năm qua song vì nhiều lý do mà sau khi sinh con, họ vẫn gặp khá nhiều khó khăn để kiếm được một công việc phù hợp. Bên cạnh đó, tư tưởng trọng nam khinh nữ khiến nữ giới nước này ít cơ hội thăng tiến trong công việc.

"Nếu bạn đã thu hẹp khoảng cách giới tính trong thị trường lao động, ước tính sẽ có thêm khoảng 8,2 triệu lao động tại Nhật Bản", theo phân tích của Công ty Goldman Sachs. Số lao động này có thể bổ sung 14% GDP nước này.

Để cụ thể hóa giải pháp "womenomics", Thủ tướng Abe đang thúc đẩy các công ty phải hành động. Ông đặt mục tiêu mỗi công ty có ít nhất một nữ giám đốc điều hành và đề nghị ưu đãi thuế cho những công ty có chính sách khuyến khích các bà mẹ trở lại làm việc sau khi sinh.

Mặc dù cơ hội việc làm bình đẳng được ghi thành luật vào năm 1986 nhưng bình đẳng thật sự trong các công ty Nhật Bản hầu như chỉ tồn tại trong phim ảnh. Và những câu chuyện phân biệt nam nữ trong các công ty Nhật Bản luôn gây sốc đối với thế giới phương Tây.

Chẳng hạn, cô Naoko Toyoda đã làm việc 10 năm với một công ty IT nhưng bị giáng chức như một nhân viên tập sự sau khi cô sinh đứa con đầu lòng. "Phụ nữ không nên sinh con nếu muốn có sự thăng tiến trong công việc", cô giải thích về quyết định nghỉ việc của mình.

Theo Goldman Sachs, khoảng 70% phụ nữ Nhật Bản nghỉ việc sau khi sinh con, nhiều hơn gấp đôi số lượng ở Mỹ hoặc Đức. Nguyên nhân chính là do môi trường làm việc quá căng thẳng khiến những bà mẹ nuôi con không thể chịu được áp lực nên hầu hết đều phải bỏ việc.

Một nghiên cứu năm 2011 của Trung tâm Chính sách Công việc-Cuộc sống Nhật Bản phát hiện ra rằng ba phần tư phụ nữ Nhật Bản muốn tái gia nhập lực lượng lao động sau khi họ đã có con, nhưng chỉ có 43% đạt được nguyện vọng.

Những người trở lại làm việc đều bị cắt giảm tiền lương và giáng chức vì giới lãnh đạo công ty cho rằng không đủ thời gian để gánh vác công việc.
Hãng mỹ phẩm khổng lồ Shiseido dường như là một điển hình tốt nhất trong chính sách chăm sóc lao động nữ tại Nhật Bản.

Từ năm 1990, công ty này đã có chương trình chăm sóc trẻ em, hỗ trợ các bà mẹ có con, họ được làm việc ít hơn, trợ cấp nhiều hơn... Hãng cũng đang ủng hộ chính sách "womenomis" của Thủ tướng Abe thúc đẩy tỷ lệ nữ lãnh đạo.

Mục tiêu dự kiến của Hãng sẽ đạt 30% nữ lãnh đạo vào cuối năm 2013. Tuy nhiên, Shigeto Ohtsuki, Giám đốc Nhân sự Shiseido, thừa nhận biện pháp này còn "rất chậm." Hiện nay, tỷ lệ lãnh đạo nữ tại Shiseido Nhật Bản là 25,6%, trong khi tỷ lệ lãnh đạo nữ ở các chi nhánh nước ngoài là gần 60%.

Tỷ lệ trẻ em từ 14 tuổi trở xuống ở Nhật Bản năm nay tiếp tục giảm thêm 150.000 so với năm 2012. Triển vọng dân số ảm đạm của Nhật Bản khiến dân số Nhật ngày càng già đi tăng gánh nặng cho phúc lợi xã hội và lực lượng lao động. IMF dự báo dân số Nhật Bản sẽ giảm khoảng 30% vào năm 2055.

Vì thế, chính sách cổ động phụ nữ tham gia lực lượng lao động, ông Abe sẽ thay đổi được Nhật Bản không chỉ là vấn đề kinh tế.

(Theo The Economist)

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Phái đẹp cứu rỗi Nhật Bản?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO