Ông Trump - bài toán mới cho Liên Hiệp Quốc năm 2017

KIÊN LÂM (theo The Christian Science Monitor)/DNSGCT| 14/01/2017 06:20

Hầu hết đại sứ của 193 quốc gia tại Liên Hiệp Quốc đều hoài nghi về mối quan hệ của ông chủ Nhà Trắng tương lai Donald Trump với Liên Hiệp Quốc.

Ông Trump - bài toán mới cho Liên Hiệp Quốc năm 2017

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump than phiền rằng Liên Hiệp Quốc không hề hoạt động với tất cả quyền hạn và tiềm năng của mình.

Đọc E-paper

Trong dòng "Tweet" trên mạng xã hội Twitter hồi đầu tháng 1/2017, ông Trump chỉ trích tổ chức toàn cầu này đang mang trong mình tiềm lực khổng lồ nhưng xem ra đó chỉ là một câu lạc bộ của những người tập trung lại với nhau để tán gẫu và nô đùa. Lời bình luận này được đưa ra ngay sau khi Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu chống lại việc chính phủ Israel xây dựng khu định cư người Do Thái tại Bờ Tây và chiếm đóng khu vực Đông Jerusalem.

Trước đó, ông Trump ra sức tạo áp lực để tổng thống Mỹ đương nhiệm Barack Obama bỏ phiếu chống lại quyết định của Liên Hiệp Quốc và chỉ trích động thái ngược lại của ông Obama, đánh dấu tiếng nói đầu tiên của ông trên chính trường quốc tế.

Tuy nhiên sau đó không lâu, ông Trump viết thêm một dòng khác trên trang Twitter của mình rằng đối với Liên Hiệp Quốc, mọi thứ sẽ hoàn toàn thay đổi sau 20/1 - ngày ông chính thức tiếp quản Nhà Trắng.

Chiến thắng bất ngờ của ông Trump trong cuộc bầu cử tại Mỹ đã khiến nhiều quốc gia trên thế giới phải kinh ngạc, nhưng hầu hết đại sứ của 193 quốc gia tại Liên Hiệp Quốc đều hoài nghi về mối quan hệ của ông chủ Nhà Trắng tương lai với Liên Hiệp Quốc vì đến giờ phút này Trump chưa hề lên tiếng “nặng nhẹ” với Liên Hiệp Quốc như ông từng làm với tất cả chính trị gia của Mỹ.

Tuy nhiên, Liên Hiệp Quốc tỏ ra khá quan ngại khi Trump chỉ định Nikki Haley - Thống đốc bang South Carolina vào chức Đại sứ của Mỹ tại Liên Hiệp Quốc. Bà Haley bị trỉ trích là thiếu kinh nghiệm quốc tế, có quan điểm chống đối lại thỏa thuận Iran và các chương trình tái định cư dân tị nạn tại bang của mình.

>>Giải mã tâm lý người Mỹ ghét Trump nhưng sẽ bầu cho Trump

Ngoài ra, giới quan sát lo ngại lập trường chính trị của Trump ngược lại với nhiều giá trị và nỗ lực của Liên Hiệp Quốc, bao gồm việc ông Trump nhận định thay đổi khí hậu là trò lừa và đe dọa sẽ rút Mỹ ra khỏi Hiệp định Paris vừa được ký kết trong năm qua cũng như lên tiếng ngăn chặn dòng người tị nạn từ Trung Đông, vốn bị xem là vi phạm luật pháp nhân đạo quốc tế.

Đồng thời, thế giới cũng đang chờ đợi phản ứng của ông Trump trong việc hợp tác với lãnh đạo các nước thuộc Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc trên vấn đề cấm vận Bắc Triều Tiên và điều tra tội ác chiến tranh tại Syria.

Trong số những người lạc quan về năng lực hợp tác của ông Trump với Liên Hiệp Quốc có Sarah Cliffe - cựu trợ lý Thư ký Liên Hiệp Quốc vì cho rằng ông Trump là người rất giỏi trên vấn đề thương thảo và đạt được thỏa thuận với đối tác.

Xét cho cùng, theo bà Cliffe, Liên Hiệp Quốc là một diễn đàn tại đấy các nước đấu tranh cho quyền lợi của quốc gia mình bên cạnh việc hợp tác cho quyền lợi chung của toàn cầu, do đó, ông Trump sẽ hướng những cuộc đàm thoại quốc tế theo hướng có lợi cho người dân Mỹ.

>>Tổng thống Obama - "Ca khó" đối với Hollywood

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Ông Trump - bài toán mới cho Liên Hiệp Quốc năm 2017
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO