Kinh tế châu Á: Mỏ neo và gió thổi ngược

THỤY KHA| 22/11/2012 00:05

Dù tăng trưởng ổn định nhất và được mệnh danh là "mỏ neo" của kinh tế thế giới, nhưng nhiều nền kinh tế châu Á đã bắt đầu phải lo lắng trước "vách đá tài chính" tại Mỹ và cuộc khủng hoảng nợ dai dẳng tại châu Âu...

Kinh tế châu Á: Mỏ neo và gió thổi ngược

Dù tăng trưởng ổn định nhất và được mệnh danh là "mỏ neo" của kinh tế thế giới, nhưng nhiều nền kinh tế châu Á đã bắt đầu phải lo lắng trước "vách đá tài chính" tại Mỹ và cuộc khủng hoảng nợ dai dẳng tại châu Âu...

Đọc E-paper

Lào gia nhập WTO
Tháng trước, Lào đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Nền kinh tế nhỏ của Lào, trong đó có xuất khẩu vàng, đồng và thủy điện, đã tạo nên kỳ tích mới, mặc dù không phải là một trong nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, nhưng là một trong những nền kinh tế ổn định nhất trên thế giới.

Từ 2002 đến 2011, kinh tế Lào tăng trưởng dao động trong một phạm vi hẹp, nhưng không bao giờ giảm xuống dưới 6,2% và không bao giờ tăng trên 8,7%.

Chỉ có ba nước ghi nhận tốc độ tăng trưởng ổn định như vậy. Hai trong số đó là ở châu Á: Indonesia và Bangladesh. Tăng trưởng tại các nền kinh tế đang phát triển châu Á bây giờ là ổn định hơn, cũng như nhanh hơn so với các kinh tế G7.

"Great Moderation" (Điều tiết vĩ đại) là tên đặt cho thời kỳ yên bình kinh tế thịnh hành ở Mỹ và các nơi khác trong thế giới giàu có trước khi cuộc khủng hoảng tài chính. Giai đoạn tốt đẹp này có được áp dụng cho châu Á thời điểm này?

Lâu nay, các nền kinh tế châu Á được biết đến vì tốc độ hơn là sự ổn định. Từ 1996 đến 1998, tăng trưởng trong 5 nền kinh tế lớn các nước Đông Nam Á (Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam) đạt từ 7,5% đến 8,3% cho đến khi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á xảy ra.

Ngay cả một số nền kinh tế mở, chẳng hạn như Thái Lan, Singapore và Đài Loan, hiện vẫn còn nhiều biến động hơn so với trung bình toàn cầu. Tuy nhiên, các nền kinh tế đang phát triển châu Á (không bao gồm các nền kinh tế giàu có như Hồng Kông, Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan) đều là các quốc gia đông dân và ngày càng phụ thuộc vào nhu cầu trong nước để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng.

Trong quá trình hoạch định chính sách trong cuộc khủng hoảng tài chính, nhiều nền kinh tế châu Á phải đối mặt với một tình thế tiến thoái lưỡng nan: bảo vệ tỷ giá hối đoái bằng cách tăng lãi suất nhưng làm cho vay tê liệt; giảm giá đồng tiền nhưng lại thổi phồng gánh nặng của nợ ngoại tệ...

Các nước tìm mọi cách để thóat ra khỏi cái bẫy này. Hầu hết các nước đã tích lũy được lượng dự trữ tiền tệ lớn và cắt giảm dần các khoản vay ngân hàng nước ngoài để hỗ trợ cho trái phiếu nội tệ và trái phiếu vốn nước ngoài. Bởi vì những khoản nợ này được tính bằng giá trị tiền tệ của họ, nên giá trị của chúng không tăng lên khi tiền rớt giá.

Lợi thế này đã làm cho các nhà hoạch định chính sách dễ dàng hơn trong việc cắt giảm lãi suất khi nền kinh tế tăng trưởng chậm lại. Chẳng hạn, Ngân hàng Trung ương Indonesia đã giảm lãi suất xuống 3 điểm phần trăm từ tháng 12/2008 đến tháng 8/2009 và giảm 1 điểm nữa từ tháng 10/2011 đến tháng 2/2012.

Theo báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á mà ADB công bố gần đây, tăng trưởng GDP ở châu Á sẽ chậm lại mức 6,1% trong năm 2012 so với 7,2% năm 2011. Tuy nhiên, chừng nào còn duy trì được đà tăng trưởng trên 6%, triển vọng tăng trưởng của châu Á vẫn được coi là lành mạnh.

 Một phần nhờ vào phản ứng nhanh của ngân hàng trung ương, tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của Indonesia suốt hơn 20 quý vừa qua ổn định nhất trên thế giới.

Đáng lo ngại, sự ổn định của Kinh tế châu Á cũng đi kèm với việc tăng mạnh tín dụng. Theo HSBC, đòn bẩy tài chính được sử dụng cao hơn so với ở bất kỳ thời điểm nào kể từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á.

Việc mở rộng tín dụng này có thể thể hiện sự "tăng cường tài chính" khỏe mạnh, và đây là yếu tố mà nhiều nhà kinh tế tin rằng đó là nguyên nhân dẫn đến tăng trưởng và ổn định.

Tuy nhiên, tăng đòn bẩy cũng có thể là mối đe dọa đối với sự ổn định. Việc rơi vào tình trạng bất ổn khiến các công ty và hộ gia đình vay nhiều hơn số tiền họ đầu tư.

May mắn thay, nhiều nước đã đi tiên phong về các quy định "kinh tế vĩ mô thận trọng", hạn chế tín dụng quá mức và các dòng vốn mà không cần tăng lãi suất.

Ví dụ, trong tháng ba, Indonesia thắt chặt tỷ lệ vốn vay - giá trị thế chấp và bắt buộc phải trả tiền đặt cọc tối thiểu đối với các khoản vay mua xe hơi và xe máy. Tuy nhiên, chuyên gia của HSBC hoài nghi rằng chỉ cần vốn vay vẫn rẻ, tiền bạc sẽ bị rò rỉ.

Chẳng hạn, nếu nhà quản lý giảm tỷ lệ vay trên giá trị thế chấp, các ngân hàng có thể đơn giản nâng cao giá trị của một ngôi nhà. Nếu các nhà quản lý cản trở việc mua tài sản nước ngoài, như Hồng Kông đã làm, người nước ngoài sẽ tìm ra cách lách luật.

Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), sự tăng trưởng chậm lại của kinh tế toàn cầu đã cho thấy rằng, theo đuổi tốc độ tăng trưởng cao bằng cách phụ thuộc mạnh vào xuất khẩu là thiếu ổn định.

Môi trường tăng trưởng trong tương lai trở nên kém thuận lợi do tình hình kinh tế yếu kém tại các nước công nghiệp chủ chốt. Trong tình hình này, các nền kinh tế trong khu vực phải thích nghi bằng cách đẩy nhanh quá trình tái cân bằng, cải thiện năng suất và hiệu quả.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Kinh tế châu Á: Mỏ neo và gió thổi ngược
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO