FDI vào châu Á đã và đang chậm lại

Nguồn Dân Trí| 18/09/2009 08:07

Theo UNCTAD, các khu vực Nam Á, Đông Á và Đông Nam Á vẫn chưa thể thoát khỏi cú sốc khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu.

FDI vào châu Á đã và đang chậm lại

Theo Báo cáo Đầu tư Thế giới năm 2009 của UNCTAD, các khu vực Nam Á, Đông Á và Đông Nam Á vẫn chưa thể thoát khỏi cú sốc khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu. FDI tại các khu vực này đã và đang chậm lại từ quí IV năm 2008.

Theo Báo cáo Đầu tư Thế giới năm 2009 của UNCTAD, các khu vực Nam Á, Đông Á và Đông Nam Á vẫn chưa thể thoát khỏi cú sốc khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu.

Báo cáo Đầu tư thế giới năm 2009 của Hội nghị liên hợp về thương mại và phát triển (UNCTAD) với tiêu đề “Các tập đoàn siêu quốc gia, Sản xuất nông nghiệp và Phát triển” ngày 17/9 chỉ ra rằng: các dòng FDI đổ vào khu vực đã giảm 1/3 trong quí I năm 2009 so với cùng kỳ.
Tình hình thu hút FDI ở những nền kinh tế lớn cũng có sự khác biệt đáng kể. Với các dòng tiền đổ vào ở mức cao trong lịch sử (108 tỷ USD) trong năm 2008, Trung Quốc đã trở thành nước tiếp nhận FDI đứng thứ ba trên thế giới (sau Hoa Kỳ và Pháp).

Một số quốc gia khác ở Đông Nam Á trong đó có Việt Nam có thể duy trì tăng trưởng về FDI cho dù đang đối mặt với khủng hoảng. Theo báo cáo, các dòng FDI đi ra từ Nam Á, Đông Á và Đông Nam Á trong năm 2008 đã tăng khoảng 7% lên mức 186 tỷ USD.

Tuy nhiên do tác động tiêu cực của khủng hoảng toàn cầu tới các công ty siêu quốc gia châu Á, các dòng FDI từ khu vực sẽ không tránh khỏi bị chậm lại trong năm 2009, mặc dù ở mức độ thấp hơn so với nhiều khu vực khác trên thế giới.

Do các nền kinh tế của khu vực bị phụ thuộc lớn vào nhu cầu từ bên ngoài nên lượng FDI đổ vào sẽ chỉ tăng khi kinh tế toàn cầu được cải thiện. Hơn nữa, xu hướng chung ở các nước châu Á hiện đang xây dựng các chính sách và luật pháp quốc gia thuận lợi hơn điều đó cũng mở nhiều cơ hội hơn cho các công ty nước ngoài tiến hành làm ăn ở các nước đó.

Các giải pháp chính sách của Chính phủ nhằm giải quyết khủng hoảng tài chính và phục hồi kinh tế chẳng hạn ở Trung Quốc, Malaysia, Hàn Quốc và Thái Lan đã đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo các điều kiện thuận lợi để phục hồi tăng trưởng kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài.

Ví dụ, ở Trung Quốc các giải pháp tích cực chủ động về chính sách tài chính để duy trì tăng trưởng kinh tế bao gồm gói kích thích 580 tỷ USD và một chính sách tiền tệ mở rộng có thể giúp nước này giữ được niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài và thu hút được các khoản FDI ở mức độ tương đối cao…

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
FDI vào châu Á đã và đang chậm lại
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO