Đưa CNY vào CDR: Trung Quốc phải "chạy việt dã"

P.T (tổng hợp)| 22/08/2015 02:00

Gia nhập SDR là một bước đi quan trọng trong chiến lược quốc tế hóa đồng CNY và giảm thiểu đáng kể các rủi ro tài chính.

Đưa CNY vào CDR: Trung Quốc phải

Trung Quốc luôn thể hiện rõ quyết tâm đưa đồng bản tệ - nhân dân tệ (CNY) trở thành một trong những đồng tiền có sức mạnh hàng đầu thế giới, với mục tiêu đầu tiên là đưa đồng tiền này vào trong rổ tiền Quyền rút vốn đặc biệt (Special Drawing Rights - CDR).

Gia nhập SDR là một bước đi quan trọng trong chiến lược quốc tế hóa đồng CNY và giảm thiểu đáng kể các rủi ro tài chính.

CDR - đơn vị tính toán tiền tệ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), hiện bao gồm 4 đồng tiền là USD, euro, bảng Anh và yen Nhật.

Được phân bổ cho các nước thành viên IMF dựa trên cơ sở tỷ lệ góp vốn, một đơn vị SDR đại diện giá trị tương đương các đồng ngoại tệ để có thể chuyển đổi khi cần thiết.

Hai tiêu chí xác định xem một đồng tiền có thể là một phần của SDR: nước phát hành đồng tiền phải là một nước xuất khẩu lớn, và đồng tiền đó phải được tự do sử dụng.

IMF tiến hành xem xét các đồng tiền có trong trong SDR 5 năm/lần. Trong đợt đánh giá hồi năm 2010, đồng CNY đáp ứng được tiêu chí đầu tiên nhưng bị coi là chưa đáp ứng tiêu chí "sử dụng tự do".

Bắc Kinh đã trải qua chặng đường khá dài để có thể thiết lập cơ chế tỷ giá, nâng cao tính minh bạch và niềm tin cho đồng CNY.

Cuối năm 2013, Trung Quốc bắt đầu tăng tốc tiến trình này bằng cách sử dụng rộng rãi đồng CNY trong đầu tư và thương mại.

Bắc Kinh đã mở ra nhiều kênh để giới đầu tư quốc tế đổ tiền vào trái phiếu và cổ phiếu của họ, đồng thời thúc đẩy kế hoạch tự do hóa thị trường tài chính. Đây là những bước đi rất đáng kể nhằm từng bước giảm thiểu vai trò kiểm soát và chi phối của nhà nước đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) có trụ sở tại London (Anh) ngày 21/8 đánh giá quyết định phá giá đồng CNY ở mức 4,6% không chỉ tạo ra những tác động đối với nền kinh tế, mà còn giúp Bắc Kinh sớm đạt được mục tiêu chiến lược dài hạn.

Hồi đầu tháng 8, IMF cũng từng công nhận những tiến bộ Bắc Kinh đã đạt được khi đã là đồng tiền được sử dụng nhiều thứ 5 trong thương mại quốc tế. Tuy nhiên, IMF cho biết việc Trung Quốc có đạt tham vọng đặt chân vào CDR hay không vẫn phụ thuộc vào quá trình vận hành cơ chế tỷ giá mới.

Việc đồng CNY trở thành công cụ dự trữ trên phạm vi toàn cầu sẽ mang lại nhiều lợi thế về địa chính trị và tài chính cho Trung Quốc. Mặc dù vậy, Bắc Kinh hiểu rằng đây là một chặng đường "việt dã", chứ không thể "nước rút".

>Mỹ ứng phó trước sự trỗi dậy của đồng nhân dân tệ

>Kinh tế thế giới: Sức ép từ Trung Quốc

>Moody đánh giá tích cực quyết sách hạ giá CNY của Trung Quốc

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Đưa CNY vào CDR: Trung Quốc phải "chạy việt dã"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO