Du lịch biển đang trở thành nạn nhân của chính mình

MINH PHƯƠNG| 20/05/2018 06:00

Ngành công nghiệp du lịch biển đóng góp lớn vào sự tăng trưởng kinh tế đối với các quốc gia Đông Nam Á, nhưng sự khai thác quá mức và du khách quá đông đã hủy hoại nghiêm trọng các bãi biển.

Du lịch biển đang trở thành nạn nhân của chính mình

Mỗi năm, riêng ngành du lịch đóng góp 20% GDP cho Thái Lan. Tuy nhiên, từ năm 2011, chính quyền nước này đã phải hy sinh lợi ích mà đóng cửa định kỳ các đảo và khu nghỉ dưỡng để vùng biển có thời gian tự làm sạch cũng như các rạn san hô được hồi phục.

Vào tháng 3 vừa qua, chính quyền Thái Lan thông báo ngừng tiếp nhận khách du lịch đến đảo Koh Phi Phi 4 tháng để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm, vốn gia tăng từ các hoạt động du lịch.

Chưa dám đóng cửa 2 điểm du lịch biển vốn rất hẫp dẫn du khách là Pattaya và Patong tại Phuket, nhưng chất lượng nước tại đây ngày càng kém, cho dù nhiều năm qua, chính quyền địa phương đã nỗ lực làm sạch.

Thái Lan không đơn độc trong nỗ lực tìm kiếm giải pháp làm sạch bãi tắm biển. Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte gần đây đã ra lệnh đóng cửa 6 tháng khu du lịch tại đảo Boracay để thiết lập các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường, sau khi phát hiện các khách sạn và resort tại đây đã đổ thẳng nước thải ra biển.

Bãi biển của các nước Đông Nam Á khác, như Bali (Indonesia) hay Mũi Né (Việt Nam) cũng bị ô nhiễm nặng do hoạt động du lịch, nhất là nước thải từ các khu resort và khách sạn. Bãi biển Ngapali ở Myanmar cũng bị đe dọa bởi nạn khai thác cát bừa bãi và xây dựng resort không có quy hoạch.

Tiếp tục duy trì các bãi biển du lịch đang là một thách thức. Bởi vì mức ảnh hưởng tiêu cực từ các bãi biển này không chỉ gói gọn trong một khu vực, mà nó tác động sâu sắc đến nền kinh tế các nước. Trong một năm, các nước Đông Nam Á kiếm tiền từ bãi biển du lịch lên đến 200 tỷ USD, tạo việc làm cho hơn 12 triệu người, đóng góp rất nhiều vào GDP các nước, như Campuchia là 14%, Việt Nam 7%, và các nước khác trong khu vực là 4 - 5%.

Link bài viết

Tuy nhiên, số phận những bãi biển du lịch ở các nước Đông Nam Á xem ra khá dễ giải quyết vì hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát. Vấn đề là chính quyền các nước có làm mạnh tay hay không. Tác động xấu đến môi trường biển không chỉ do ngành du lịch mà còn do khai thác khoáng sản, đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản, sử dụng quá mức hóa chất bảo vệ động thực vật.

Hệ quả là trong bảng xếp hạng về Chỉ số cạnh tranh du lịch tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2017, không một nước Đông Nam Á nào có thứ hạng cao về tính bền vững môi trường, như Indonesia xếp hạng 131, Campuchia 130, Việt Nam 129, Thái Lan 122, Philippines 118, Lào 98, Singapore 51, riêng Myanmar và Brunei không xếp hạng do không nằm trong phạm vi nghiên cứu.

Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á đang yêu cầu các nước nỗ lực hơn trong việc khai thác du lịch theo các gói tiêu chuẩn xanh (Green Standards). Nhiều nước đã hưởng ứng tiêu chuẩn này, như Thái Lan đã sửa đổi điều luật buộc các khách sạn phải áp dụng chuẩn mực nghiêm ngặt về an toàn nước thải, chất thải, Indonesia đã sửa đổi luật bảo vệ môi trường theo hướng tăng mạnh các biện pháp chế tài.

Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (TCWT) đánh giá, việc hạn chế số lượng du khách đến các điểm du lịch không phải là giải pháp tối ưu, vì liên quan đến tổn thất kinh tế cũng như tạo ra sự phản đối của những người mất thu nhập. Tuy nhiên, các nước trên thế giới đã "cắn răng" làm điều này nhằm duy trì điểm đến du lịch biển đảm bảo chất lượng.

Chẳng hạn, Venice (Ý) và Barcelona (Tây Ban Nha) đã xem xét các tùy chọn hạn chế lượng khách du lịch. Nhưng mạnh tay nhất, có lẽ bãi biển Dubrovnik (Croatia) và đảo Santorini (Hy Lạp) chỉ chấp nhận 8.000 khách ở một thời điểm. Bãi biển Cinque Terre (Ý) giới hạn 1,5 triệu lượt khách/năm.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Du lịch biển đang trở thành nạn nhân của chính mình
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO