Đầu tư tại bán đảo Triều Tiên: Mất niềm tin

THỤY KHA| 22/04/2016 00:27

Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên tiếp tục đẩy xa hy vọng về sự thống nhất giữa Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên, đặc biệt trong bối cảnh các khoản đầu tư từ miền Nam đang rút dần khỏi miền Bắc.

Đầu tư tại bán đảo Triều Tiên: Mất niềm tin

Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên tiếp tục đẩy xa hy vọng về sự thống nhất giữa Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên, đặc biệt trong bối cảnh các khoản đầu tư từ miền Nam đang rút dần khỏi miền Bắc.

Đọc E-paper

Kể từ khi hai miền Triều Tiên bị chia cắt, Hàn Quốc vẫn xác định việc thống nhất với CHDCND Triều Tiên là một chiến lược dài hạn. Tháng 8/2012, Seoul tuyên bố thành lập một quỹ thống nhất dân tộc với dự toán chi phí cho năm đầu tiên các khoản y tế, lương hưu, phúc lợi... lên tới 249 ngàn tỷ won (221 tỷ USD).

Vào đầu năm 2014, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye bắt đầu mô tả sự thống nhất trên bán đảo Triều Tiên như là một "vận may". Đó là việc kết hợp giữa bí quyết công nghệ của miền Nam với lực lượng lao động trẻ phía Bắc. Nguồn lực dồi dào ở miền Bắc sẽ trở thành động lực mới cho kinh tế Hàn Quốc sau này.

Trong một bản báo cáo về chiến lược hoạch định chính sách trung hạn và dài hạn, Bộ Tài chính Hàn Quốc khẳng định, nếu hai miền Triều Tiên thống nhất trong vòng 8 năm tới, mỗi năm Hàn Quốc sẽ tốn khoảng 1 - 7% GDP trong vòng 10 năm. Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích cho rằng cho dù rất tốn kém, việc thống nhất hai miền Triều Tiên sẽ là một cơ hội lớn cho cả hai.

Thậm chí, nếu không tận dụng cơ hội, khi Triều Tiên mở cửa, Hàn Quốc có thể chậm chân trước nhiều nước giàu khác trong một thị trường dồi dào tài nguyên và sức lao động.

Năm 2015 đánh dấu kỷ niệm 70 năm ngày Nam-Bắc Triều Tiên bị chia cắt. Một trong những vấn đề mà việc thống nhất Triều Tiên đặt ra là chi phí của tiến trình này, được nhiều chuyên gia ước tính ở mức 500 tỷ USD. Đây là khoản đầu tư cần thiết để giảm sự chênh lệch mức sống giữa hai miền Nam và Bắc.

Quay lại thời điểm năm 2014, có ba công ty quản lý tài sản của Hàn Quốc, Hi, Kyobo AXA và Shinyoung khai trương "Quỹ thống nhất đất nước". Chưa đầy 10 ngày khai trương, quỹ lớn nhất là Shinyoung đã thu hút hơn 9 tỷ won (8 triệu USD), vào cuối năm 2014, thu hút hơn 51 tỷ won; bốn quỹ khác đã thu hút tổng cộng 6,5 tỷ won.

Mục tiêu của các quỹ như Hi, Kyobo AXA và Shinyoung là để gặt hái những lợi ích khi hai miền Triều Tiên thống nhất. Quỹ HI, bao gồm cổ phần của các hãng hàng không có bay đường ngắn, chờ đợi cơ hội bùng nổ thị trường hàng không trong một bán đảo thống nhất. Quỹ Shinyoung đầu tư vào các tiện ích hạ tầng, ngân hàng của Triều Tiên với trên 25 triệu người tiêu dùng tiềm năng. Các quỹ này thu hút mạnh đầu tư khi quan hệ giữa hai miền Triều Tiên bớt căng thẳng, thậm chí có thời điểm "thân mật".

Tuy nhiên, trong năm qua, một chuỗi hành động khiêu khích của Triều Tiên thông qua các vụ thử tên lửa, đã khiến bán đảo này đứng trước nguy cơ chiến tranh. Triều Tiên đã tuyên bố coi các thỏa thuận hợp tác kinh tế và trao đổi liên Triều là không hợp lệ, đồng thời phong tỏa toàn bộ tài sản của các doanh nghiệp Hàn Quốc trên lãnh thổ Triều Tiên, chủ yếu liên quan đến khu du lịch núi Kim Cương và Khu công nghiệp Keasong.

Động thái trên nhằm đáp trả việc Hàn Quốc đơn phương trừng phạt Triều Tiên do nước này thử vũ khí hạt nhân và phóng tên lửa vào tháng 2. Theo ước tính của hiệp hội đại diện cho 120 doanh nghiệp Hàn Quốc hoạt động tại Khu công nghiệp Keasong, giá trị tài sản các công ty Hàn Quốc để lại đây vào khoảng 820 tỷ kwon (663 triệu USD).

Kéo theo căng thẳng này, tài sản trong các quỹ nhỏ do HI quản lý đã giảm một nửa, 10 tỷ won cũng đã bị rút khỏi quỹ Shinyoung. Tháng trước, Hàn Quốc đóng cửa công trình kinh tế còn lại cuối cùng với miền Bắc, cụm công nghiệp tại Khu công nghiệp Kaesong gần biên giới. Các công ty dệt may và điện tử Hàn Quốc chiếm khoảng 20% trong danh mục quỹ đầu tư thống nhất HI đã phải cắt giảm xuống chỉ còn 5%.

Ông Yoo Ho-yeol, Phó chủ tịch thường trực Hội đồng Tư vấn thống nhất Quốc gia của Hàn Quốc nhận định, việc Triều Tiên gần đây thực hiện các hành động khiêu khích và việc Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc áp đặt các lệnh trừng phạt mạnh mẽ đối với Triều Tiên do những hành động trên có thể góp phần tạo ra một cơ hội để tiến tới thống nhất bán đảo Triều Tiên.

Theo đó, tình trạng bất ổn ở Triều Tiên dẫn tới sự hợp tác quốc tế mạnh mẽ hơn đối với nỗ lực thống nhất. Quan chức trên nhận định rằng Trung Quốc và Nhật Bản sẽ hợp tác trong tiến trình thống nhất Triều Tiên do Hàn Quốc dẫn đầu.  

>Trung Quốc phong tỏa các tài khoản ngân hàng của Triều Tiên

>Những sự thật chỉ có ở Triều Tiên

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Đầu tư tại bán đảo Triều Tiên: Mất niềm tin
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO