Cuộc hồi hương của doanh nghiệp Mỹ

H.N/DNSGCT| 24/08/2013 07:00

Theo nghiên cứu của công ty cố vấn kinh doanh toàn cầu AlixPartners, đến năm 2015, chi phí sản xuất tại Trung Quốc sẽ ngang bằng với chi phí tại Mỹ, do vậy việc quay trở lại sản xuất tại Mỹ là một bài toán đúng đắn về lâu dài.

Cuộc hồi hương của doanh nghiệp Mỹ

Theo nghiên cứu của công ty cố vấn kinh doanh toàn cầu AlixPartners, đến năm 2015, chi phí sản xuất tại Trung Quốc sẽ ngang bằng với chi phí tại Mỹ, do vậy việc quay trở lại sản xuất tại Mỹ là một bài toán đúng đắn về lâu dài.

Đọc E-paper

>> Phục hưng "Made in USA"
>> Kinh tế Mỹ phục hồi rõ nét
>> 10 siêu công ty Mỹ được sáng lập bởi người nhập cư

>> Nước Mỹ đo đếm "tài sản vô hình"
>> Các công ty Mỹ rời khỏi Trung Quốc: Hết tuần trăng mật
>> 10 công ty tệ nhất nước Mỹ năm 2012
>> Lý do tỷ phú Trung Quốc khó thành công như Mỹ

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp giờ đây nhận ra việc gia công ở nước ngoài có những nhược điểm về khoảng cách địa lý, khiến chi phí vận chuyển tăng vọt, thời gian giao hàng chậm trễ. Họ cũng nhận ra rằng việc thuê gia công ở nước ngoài trong khi tiếp tục duy trì nghiên cứu và phát triển ở quê nhà có ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động đổi mới.

Trong xu hướng này, các doanh nghiệp Mỹ và phương Tây đang nhanh chóng từ bỏ mô hình sản xuất mọi thứ tại chỗ với chi phí thấp để cung cấp cho phần còn lại của thế giới. Trung Quốc giờ đây không còn được xem là địa điểm sản xuất giá rẻ như trước, mà đã trở thành một thị trường tiêu thụ khồng lồ.

Cuối năm 2012, hãng Apple bắt đầu xây dựng một dây chuyền sản xuất máy tính Mac tại Mỹ. Lý do là Apple có thể thu nhiều lợi ích khi đưa dây chuyền sản xuất trở lại quê hương.

Hiện nay, nhiều công ty Mỹ nhận ra rằng họ đã đi quá xa với mô hình gia công ở nước ngoài và cần thiết phải trở lại quê nhà. Các hãng công nghệ và sản xuất lớn như Google, General Electric, Caterpillar và Ford đang chuyển dần sản xuất trở về nước Mỹ hoặc cho xây thêm nhà máy ở Mỹ. Bởi vì, theo một cuộc khảo sát của Tổ chức Tư vấn Boston, 80% trong số 5.000 người dùng sẵn sàng chi thêm tiền để mua những sản phẩm được sản xuất tại Mỹ, trong đó có các thiết bị điện tử. Thậm chí người Trung Quốc cũng sẵn sàng bỏ thêm tiền để được sở hữu những sản phẩm được sản xuất tại Mỹ.

Chính sách ở mọi cấp độ đang dành khá nhiều ưu đãi hấp dẫn để thu hút giới chủ quay về Mỹ. Chẳng hạn, các viện nghiên cứu đã nhận được tài trợ 30 triệu USD để kết nối với 32.000 nhà sản xuất và các trường đại học hàng đầu trong chiến dịch tăng tốc đổi mới trong lĩnh vực công nghệ cao.

Hãng General Electric năm ngoái đã đưa công việc sản xuất máy giặt, tủ lạnh, và máy nước nóng từ Trung Quốc về bang Kentucky. Nhà bán lẻ khổng lồ Walmart cũng vừa ra tuyên cáo sẽ bày bán lượng hàng hóa trị giá 50 tỉ USD với nhãn hiệu “Made in USA” trong vòng 10 năm tới. Có 37% những công ty với doanh số 1 tỉ USD đang cân nhắc đưa các dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc về lại Mỹ trong thời gian tới.

Các nhà máy Mỹ ngày càng được tiếp cận với năng lượng giá rẻ nhờ vào dầu và khí đốt từ đá phiến sét bùng nổ. Ngược lại, các công ty bên ngoài nước Mỹ lại bị đội chi phí vận chuyển do giá nguyên liệu cao, nghĩa là chi phí tiết kiệm từ nhân công thấp tại Trung Quốc sẽ không còn khi phải vận chuyển hàng hóa sang Mỹ.

Từ sau Chiến tranh thế giới thứ Hai, trên thực tế, Mỹ vẫn là quốc gia với kỹ nghệ sản xuất hùng mạnh nhất hoàn cầu. Theo Viện McKinsey Global, mỗi năm, kỹ nghệ sản xuất đạt doanh số 1.800 tỉ USD. Mỗi 1 USD của hoạt động sản xuất mang lại 1,48 USD cho nền kinh tế.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Cuộc hồi hương của doanh nghiệp Mỹ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO