Châu Á: Thời bay như chim của các tỷ phú

HÀ CÚC| 18/03/2016 06:47

Châu Á với số lượng các tỷ phú đang bùng nổ trở thành thị trường hấp dẫn cho các hãng sản xuất máy bay tư nhân.

Châu Á: Thời bay như chim của các tỷ phú

Châu Á với số lượng các tỷ phú đang bùng nổ trở thành thị trường hấp dẫn cho các hãng sản xuất máy bay tư nhân.

Đọc E-paper

Châu Á được dự báo sẽ có nhiều tỷ phú hơn Mỹ trong vòng một thập kỷ tới. Sự gia tăng số lượng tỷ phú tại đây sẽ kéo theo phong trào mua sắm máy bay riêng bùng nổ. Các công ty trong mảng cung ứng máy bay riêng như Gulfstream Aerospace Corp, EADS SE và Bombardier đang chạy hết tốc lực để đáp ứng nhu cầu "bay lượn" của giới nhà giàu châu Á.

"Chúng tôi tin rằng thị trường máy bay riêng tại châu Á sẽ là rất lớn. Các nhà doanh nghiệp tư nhân ở Trung Quốc không ngần ngại khi chi tiêu hàng chục triệu USD để mua máy bay", ông Ang Chye Kiat, Phó chủ tịch Singapore Technologies Aerospace., Ltd, cho biết. Dẫn số liệu từ Bloomberg, theo Bombardier, có khoảng 16.000 máy bay cá nhân trên thế giới trong năm 2014.

Theo Wealth-X và UBS World Ultra Report năm 2014, chủ nhân của các máy bay riêng tại châu Á có thu nhập trung bình 1,1 tỷ USD, so với 520 triệu USD thu nhập trung bình của các triệu phú toàn cầu. Các ông chủ sở hữu máy bay riêng tại châu Á cũng ở độ tuổi trẻ hơn và có xu hướng chi tiêu nhiều hơn. Bombardier dự báo, sẽ có khoảng 9.000 máy bay phản lực tư nhân sẽ được cung cấp cho thị trường vào năm 2024, tạo ra khoảng 267 tỷ USD doanh thu cho các nhà sản xuất máy bay. Khoảng 1.540 máy bay trong số này, tương đương 17%, được dành cho thị trường châu Á.

Riêng đối với thị trường châu Á, trước khi giao hàng, các nhà sản xuất máy bay thường phải thiết kế lại nội thất cho phù hợp với gu thẩm mỹ của các triệu phú, tỷ phú da vàng. Chẳng hạn, gu thiết kế chung là hệ thống giải trí của Bang & Olufsen, pha lê Swarovski trên trần máy bay nhìn như những ngôi sao lấp lánh...

Thương hiệu Hermes được sử dụng cho đồ ăn, ly, muỗng, thùng rác và thậm chí phòng vệ sinh. Ghế có thể được bọc bằng da Chanel-patterned và nội thất gồm các thương hiệu phổ biến như Fendi, Versace và Giorgio Armani.

Chẳng hạn, một khách hàng tại Hồng Kông chi khoảng 1,3 triệu USD cho nội thất và ngoại thất của một chiếc Gulfstream G550 trông giống như một chiếc Ferrari màu đỏ và đen. Chuyên gia tư vấn phong thủy cũng nhận được hợp đồng để bố trí lại nhà vệ sinh không đối diện với phòng ngủ.

Các nhà sản xuất nói rằng, biến động của kinh tế châu Á, chứng khoán và hàng hóa đi xuống cũng như chính sách hạn chế chi tiêu xa xỉ mà giới lãnh đạo Trung Quốc mới đề ra không ảnh hưởng đến triển vọng dài hạn cho thị trường máy bay riêng.

Khách hàng mua máy bay riêng tại châu Á thường là các chủ doanh nghiệp trong những ngành công nghiệp tiêu dùng, bất động sản, sòng bạc và hàng hóa. Họ có nhu cầu những chiếc máy bay to và tầm bay xa hơn, trị giá khoảng 50 triệu USD.

Ngoài ra, sở hữu máy bay riêng có thể giúp các giám đốc điều hành của những công ty lớn từ Trung Quốc dễ dàng hơn trong các giao dịch ở nước ngoài. Vì vậy, theo dữ liệu của Bloomberg, trong năm nay, các công ty Trung Quốc công bố sẽ chi khoảng 80 tỷ USD để mua máy bay riêng.

Có 875 máy bay phản lực sẽ được chuyển giao cho các doanh nghiệp và tỷ phú tại đại lục trong năm 2015 đến 2024, 665 chiếc khác giao cho phần còn lại của châu Á.  Châu Á trở thành thị trường lớn thứ hai của Gulfstream sau Hoa Kỳ.

"Châu Á - Thái Bình Dương sẽ là thị trường máy bay tư nhân lớn nhất trên thế giới trong 20 năm tới. Họ là những người giàu tiền, nghèo thời gian và máy bay riêng là một cách để cân bằng mâu thuẫn này", David Velupillai, giám đốc tiếp thị cho Airbus Corporate Jets nói.

>12 tỷ phú của làng thời trang thế giới

>Tỷ phú vung tiền xây 'quốc gia' nổi trên đại dương

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Châu Á: Thời bay như chim của các tỷ phú
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO