Chất lượng cuộc sống hay thu nhập?

P.V| 08/05/2013 09:18

Tại sao cuộc chiến chống đói nghèo vẫn phải tiếp diễn? Câu hỏi này được nhìn từ giá của ly cà phê Starbucks.

Chất lượng cuộc sống hay thu nhập?

Tại sao cuộc chiến chống đói nghèo vẫn phải tiếp diễn? Câu hỏi này được nhìn từ giá của ly cà phê Starbucks.

Đọc E-paper

Ấn Độ là một trong những quốc gia có tỷ lệ nghèo đói cao tại châu Á - Ảnh: AP

Tại các cuộc họp năm nay của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), bộ trưởng tài chính các nước trên thế giới đã đăng ký một mục tiêu đầy tham vọng cho sự tiến bộ chống lại đói nghèo.

"Chúng tôi tin rằng chúng ta có một cơ hội lịch sử để chấm dứt đói nghèo cùng cực trong một thế hệ”, cam kết giảm tỷ lệ người sống dưới mức 1,25 USD/ngày trên toàn thế giới còn 3% vào năm 2030.

Nếu được như tuyên bố này thì sẽ là một thành tựu rất lớn đối với lịch sử chống đói nghèo của thế giới. Gần đây nhất là vào năm 1990, hơn hai phần năm dân số của các nước đang phát triển được liệt vào tình trạng "nghèo đói cùng cực" và thậm chí đến nay, tỷ lệ này vẫn còn gần một phần năm.

Tuy nhiên, ngay cả khi nâng mức thu nhập của tất cả người nghèo trên thế giới trên 1,25 USD/ngày cũng khó có thể tạo nên chiến thắng trong cuộc chiến chống nghèo đói. Hiện nay, thế giới xác định 1,25 USD/ngày là "nghèo đói cùng cực" và 2 USD/ngày là "nghèo đói".

Tuy nhiên, theo nhà kinh tế Abhijit Banerjee và Esther Duflo (Đại học MIT), trong số những người sống trên 2

Hiện tại trên thế giới có 10% dân số nghèo khổ, giảm mạnh so với những năm 1990. Tuy nhiên, đáng quan ngại là có tới gần một nửa trong số này đang sinh sống ở các nước thu nhập thấp, tình trạng an ninh bất ổn. Với tình hình kinh tế thế giới khó khăn hiện nay, đói nghèo không chỉ hiện diện ở châu Á hay châu Phi mà đang có xu hướng tăng lên ở châu Âu.

USD/ngày hoặc ít hơn tại khu vực đô thị của Tanzania, chỉ có 21% có vòi nước trong nhà.

Ở những khu vực nông thôn, con số này là thấp hơn 2%. Số hộ gia đình có điện cũng thấp tương tự.

Tại khu vực nông thôn, gần 1/10 trẻ em chết trước sinh nhật đầu tiên. Hai USD/ngày rõ ràng không đủ để đảm bảo những điều cơ bản của cuộc sống bình thường.

Thu nhập trung bình toàn cầu là khoảng 3 - 4 USD/ngày. Nhưng tại sao đói nghèo vẫn là gánh nặng với đại đa số?

Một phần là do 3-4 USD còn thấp hơn giá một ly cà phê Starbucks. Qua ly cà phê thấy rõ khoảng cách giàu nghèo quá chênh lệch.

Các nhà vận động đề nghị nên có chuẩn nghèo tương đương với các nước giàu là 15 USD mỗi ngày. Các nhà kinh tế khác thì cho rằng con số hợp lý là khoảng 10 USD/ngày.

Có nhiều quan tâm đến chất lượng cuộc sống hơn là thu nhập. Trong thực tế, sự thành công lớn nhất của 60 năm qua chính là làm cho chất lượng cuộc sống rẻ hơn.

Đó là cách duy nhất để giải thích tại sao Việt Nam, một đất nước có Tổng thu nhập quốc gia thực tế (GNI) bình quân đầu người 2.861 USD, khoảng 40% dân số sống dưới mức 2 USD một ngày, vẫn có thể có tuổi thọ trung bình là 75.

Chi phí dịch vụ giảm là lý do tại sao các nước tương tự có tỷ lệ tử vong thấp và phát triển giáo dục cao hơn. Nhưng thu nhập vẫn còn quan trọng vì nó làm cho cuộc sống dễ dàng hơn, an toàn hơn và khỏe mạnh hơn.

Hoàn toàn không có lý do gì để nghĩ rằng mọi người không muốn mua những tiện nghi giống ở phương Tây.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Chất lượng cuộc sống hay thu nhập?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO