Các nước Đông Nam Á loay hoay tìm cách bảo vệ ngành công nghiệp ô tô

26/10/2018 03:30

Việt Nam và nhiều quốc gia Đông Nam Á đang tìm cách bảo vệ ngành công nghiệp ô tô còn non trẻ của họ, sau khi miễn thuế nhập khẩu cho mặt hàng này cuối năm 2017.

Các nước Đông Nam Á loay hoay tìm cách bảo vệ ngành công nghiệp ô tô

Một chiếc Toyota bán tải Toyota sản xuất nội địa được đưa lên tàu vận chuyển ra nước ngoài tại một cảng ở Thái Lan. (Ảnh: Nozomu Ogawa)

Theo Nikkei Asian Review, Việt Nam, Indonesia và Thái Lan đều đã đề ra những phương án để giới hạn nhập khẩu hoặc tạo cơ hội cho các cơ sở sản xuất trong nước. Malaysia còn đi xa hơn khi tìm cách giảm tiêu thụ xe ngoại nhập tại thị trường nội địa. Việc các nước cố gắng giảm thâm hụt thương mại và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong ngăn cản khiến xu hướng này ngày một phát triển.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cảnh báo những động thái trên có thể làm suy yếu ngành công nghiệp xe hơi của Đông Nam Á về lâu dài.

Link bài viết

Toyota và Mitsubishi đều có nhà máy tại Malaysia, Philippines và Việt Nam, thế nhưng hoạt động sản xuất của họ tập trung nhiều nhất tại Thái Lan và Indonesia. Đông Nam Á sản xuất được khoảng 4 triệu chiếc xe trong năm 2017. 80% trong số đó được chế tạo tại Thái Lan, Indonesia và xuất khẩu sang các khu vực khác như Malaysia.

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào cuối năm 2015, với mục tiêu thắt chặt quan hệ kinh tế trong khu vực. Một trong những điều khoản của AEC yêu cầu các nước như Việt Nam, Lào, Myanmar, Campuchia… phải loại bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu đối với xe hơi vào cuối năm 2017.

Tuy nhiên, vẫn chưa có quyết định nào được đưa ra và hoạt động nhập khẩu gần như ngừng lại cho đến tháng 7. Lấy ví dụ Toyota vẫn có thể lắp ráp dòng xe compact tại Việt Nam, nhưng không thể nhập xe bán tải từ Thái Lan, xe thể thao từ Indonesia hay dòng xe cao cấp Lexus từ Nhật Bản.

Proton là hãng xe nội địa của Malaysia. Hãng xe này được hưởng rất nhiều ưu đãi thuế và hỗ trợ trong hoạt động nghiên cứu và phát triển. Tuy nhiên, Proton vẫn thất bại dưới vai trò là một nhà xuất khẩu.

Thủ tướng Mahathir Mohamad luôn xem hàng xuất khẩu là thứ cướp đi cơ hội phát triển của ngành ô tô nội địa. Ông là một trong số những lãnh đạo đặc biệt tâm huyết với việc phát triển ngành công nghiệp này tại đất nước của mình.

Báo cáo từ năm 2015 của công ty nghiên cứu Oxford Economics cho thấy, những rào cản phi thuế quan này đang đe dọa ngành công nghiệp ô tô tại ASEAN. Trong đó nhận xét, bằng cách thi hành những chính sách thương mại vì lợi ích riêng lẻ như trên, cuối cùng từng quốc gia thành viên và toàn bộ ASEAN sẽ “gánh chịu hậu quả từ một ngành ô tô manh mún và kém hiệu quả”.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Các nước Đông Nam Á loay hoay tìm cách bảo vệ ngành công nghiệp ô tô
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO