Quần vợt không dễ kiếm tiền

TRƯỜNG MINH/DNSGCT| 29/10/2012 00:29

Bỏ túi trên 10.000 USD chỉ sau một trận thua ở vòng đầu tiên giải Grand Slam là mơ ước của không ít tay vợt.

Quần vợt không dễ kiếm tiền

Bỏ túi trên 10.000 USD chỉ sau một trận thua ở vòng đầu tiên giải Grand Slam là mơ ước của không ít tay vợt. Câu chuyện sau đây của Charles-Antoine Brezac trên tờ Herald de Paris cho thấy đeo đuổi quần vợt nhà nghề không phải là chuyện đơn giản.

Đọc E-paper

“Tôi đã có một tháng ở Bắc Mỹ thi đấu bốn giải mà chẳng kiếm được một euro nào! Tôi không buồn vì kinh nghiệm này vì ít ra cũng đã thành công về mặt chuyên môn, nhưng về tài chính thì không được như thế.

Tôi kiếm được từ 500 đến 860 USD ở mỗi giải đấu, nhưng phía Mỹ đánh thuế đến 25%, tức khoảng 1.750 euro tiến kiếm được của toàn bộ chuyến du đấu. Thật khác xa với con số triệu euro mà các tay vợt hàng đầu kiếm được chỉ ở một giải Grand Slam!

Về chi tiêu, tôi may mắn không phải trả tiền ở. Tại Mỹ, tôi đến tá túc ở một gia đình, như thế tiện hơn vì không phải trả tiền khách sạn và thậm chí bữa ăn trưa và ăn tối cũng được chủ nhà thết đãi.

Tuy nhiên, cũng phải chi một chút tiền ăn uống, đan dây vợt, vé máy bay và những lặt vặt khác. Tổng cộng tôi phải chi từ 1.500-2.000 euro trong tháng 7, chưa kể tiền vé máy bay khứ hồi Paris-Chicago (1.500 euro). Thêm vào đó là tiền thuê căn hộ ở Paris (800 euro) và đóng quỹ hằng tháng đối với ngành nghề tự do, khoảng 300 euro.

Tóm lại, coi như mất đứt hơn 1.000 euro cho cả tháng 7. Tất nhiên là có những tháng thi đấu thu nhập tốt hơn, nhưng một tay vợt xếp hạng từ 250 đến 500 thế giới phải chuẩn bị cho những lúc khó khăn như thế này.

Sau một giải ở Tây Ban Nha, tôi nghỉ vài ngày trước khi bay sang New York dự vòng đấu loại US Open. Đây là lần đầu tiên tôi dự vòng đấu loại một giải Grand Slam từ sau US Open một năm trước.

Nhưng khi vừa đến tôi nhận ngay tin buồn: tôi xếp thứ hai trên danh sách chờ đăng ký đấu loại. Thật khó biết trước chuyện này vì nó tùy thuộc vào những đăng ký giờ chót hoặc bỏ cuộc. Danh sách đăng ký luôn thay đổi cho đến giây phút cuối.

Coi như chuyến bay Paris-New York trở thành công cốc! Và rồi tôi có mặt trên sân Flushing Meadows chờ kết thúc vòng một của đấu loại để hy vọng nhận được vé vớt. Nhưng cuối cùng chẳng có tay vợt nào bỏ cuộc. Thế là tôi trở về Pháp để thi đấu vài giải nhỏ”.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Quần vợt không dễ kiếm tiền
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO