Năm 2016, bóng đá và âm nhạc có kiện tụng nhiều nhất

THÁI BẢO| 08/11/2017 06:28

Báo Guardian (Anh) tuần trước dẫn một khảo sát mới đây cho thấy, các cơ quan phụ trách bóng đá và âm nhạc nằm trong top 3 dính dáng tới các vụ kiện trong năm ngoái, "thống trị" danh sách các vụ thưa kiện tại tòa án.

Năm 2016, bóng đá và âm nhạc có kiện tụng nhiều nhất

Các cuộc chiến pháp lý này đa phần liên quan đến chuyện ăn cắp bản quyền và truyền hình trực tiếp qua mạng xã hội.

Xu hướng sử dụng các tính năng "livestream" của mạng xã hội đang khiến cuộc chiến bản quyền ngày càng khó khăn. Cơ quan chính quyền phụ trách bóng đá ở Anh đã tập trung vào việc kêu gọi các chủ quán bar đừng sử dụng những thiết bị truyền hình trực tiếp như Kodi - một "chiếc hộp" bắt sóng đang được dùng phổ biến, để tránh vi phạm bản quyền.

Ở Anh, lâu nay người ta vẫn quen đến quán rượu xem bóng đá, nhưng vấn đề không phải chủ quán nào cũng mua bản quyền phát các trận đấu.

2 đài Sky và BT ở Anh đã chi hàng tỷ bảng để mua bản quyền phát sóng thể thao, bao gồm Giải Ngoại hạng Anh (Premier League) và Giải vô địch các câu lạc bộ châu Âu (Champions League). Bản thân 2 đài này cũng nằm trong top 10 người thưa kiện nhiều nhất năm trước với 14 vụ.

Trong đó Sky đã bỏ tới 4 tỷ bảng để mua bản quyền Premier League, thường xuyên rất "săm soi" những người vi phạm ở bất kỳ giải nào họ sở hữu. Gần đây, Sky đã thắng kiện trước những cá nhân truyền trực tiếp phi pháp trận đấu giữa Anthony Joshua và Wladimir Klitschko trên Facebook. Người bị kiện ấy đã "livestream" trận đấu nổi tiếng nêu trên và thu hút tới 600.000 lượt xem.

>>Bản quyền bóng đá và nguyên tắc thị trường

Andrew Griffith - Giám đốc bộ phận vận hành của Sky nói: "Chúng tôi đang lạc trong hàng đống sự đổi thay đáng kể trong việc chống lại các vụ đánh cắp bản quyền như thế này, làm sao phải để người ta ngày càng khó truyền trực tiếp phi pháp hơn".

Ngay cả bản thân Premier League cũng không muốn bị xâm hại quyền lợi. Năm nay họ đã yêu cầu các nhà đài, nhà cung cấp internet như Sky, BT và Virgin Media chặn những video phát sóng trực tiếp trên mạng xã hội, và ảnh hưởng tới lượt truy cập vào trang chủ của những nhà cung cấp này.

Lĩnh vực âm nhạc cũng tương tự, khi số trường hợp kiện tụng cao hơn cả bóng đá và kéo dài nhiều năm nay. Thường thì âm nhạc không cần "trực tiếp" - dù cũng có một số liveshow bị người hâm mộ phát sóng qua mạng, nhưng là đối tượng bị chia sẻ bừa bãi trên internet, ảnh hưởng lớn tới doanh thu của bên sản xuất.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Năm 2016, bóng đá và âm nhạc có kiện tụng nhiều nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO