Khi các thành phố ngán Olympic

VY NGUYỄN| 18/10/2016 04:11

Việc được đăng cai một Thế vận hội (Olympic) là giấc mơ của rất nhiều thành phố và chính phủ trên khắp thế giới. Thế nhưng hiện tại, có vẻ niềm tự hào được đăng cai Olympic không còn nữa.

Khi các thành phố ngán Olympic

Việc được đăng cai một Thế vận hội (Olympic) là giấc mơ của rất nhiều thành phố và chính phủ trên khắp thế giới. Olympic đã tạo nên tên tuổi của những Barcelona (Tây Ban Nha), Sochi (Nga), Rome và Turin (Ý), Oslo (Na Uy), Antwerp (Bỉ)... Thế nhưng hiện tại, có vẻ niềm tự hào được đăng cai Olympic không còn nữa.

Đọc E-paper

Ngày 11/10, Rome chính thức rút khỏi gói thầu đăng cai Olympic mùa hè 2024. Nguyên nhân được cho là không chịu nổi gánh nặng chi phí tổ chức. Chính mối lo về ngân quỹ khiến hàng loạt thành phố khác trước đây đã khép lại hy vọng tổ chức Olympic.

Thành phố Hamburg (Đức) đã rất nghiêm túc trong gói thầu năm 2024 như Rome, nhưng cũng rút lui từ năm 2015. Những nơi khác như Stockholm ở Thụy Điển hoặc Krakow của Phần Lan đã ôm mộng đăng cai Olympic mùa đông 2022, nhưng sau đó phải nhường lại cho Bắc Kinh (Trung Quốc), nơi ngày 13/10 qua đã tuyên bố sẽ đảm bảo internet miễn phí cho kỳ đại hội này.

Đăng cai Olympic là một cuộc đầu tư đúng nghĩa. Các thành phố đăng cai đều phải lên kế hoạch chi trả cho các công trình mới và bao thứ khác phục vụ kỳ đại hội thể thao thế giới này. Chi phí cho an ninh có thể lên đến hàng tỷ USD bên cạnh hàng ngàn phòng nghỉ, khách sạn dựng lên cho vận động viên và khách du lịch, khán giả từ khắp nơi trên thế giới. Đổi lại là những hứa hẹn về sự gia tăng dịch vụ mang tính thời vụ và lâu dài, khi tên tuổi thành phố được khuếch trương, cũng như số tiền thuế cho nhà nước. Mặc dù vậy, các nhà kinh tế cho rằng nguồn lợi thu được không quá hứa hẹn.

Montreal - nơi diễn ra Olympic mùa hè 1976 là ví dụ điển hình cho con tính đường dài của một địa điểm đăng cai Olympic: do quản lý không hiệu quả dẫn tới tổng chi phí vượt mức cho phép đã khiến thành phố này chịu khoản nợ 1,5 tỷ USD cho đến tận năm 2006, tức 30 năm sau.

Năm 2013, một nghiên cứu của Said Business School thuộc Đại học Oxford cho thấy, Olympic hoàn toàn không phải dạng đầu tư bình thường để mong sinh lợi lâu dài như các lĩnh vực khác.

Los Angeles năm 1984 là thành phố đầu tiên kể từ năm 1932 biến một kỳ Olympic mùa hè thành món kinh doanh có lợi nhuận (250 triệu USD). Cách xử lý của Los Angeles là thay vì tài sản công, họ giao các khoản đầu tư hạ tầng cho tư nhân, và như vậy né được gánh nặng tài chính.

Nhiều ý kiến đề xuất, nếu không thể thuyết phục các nhà đầu tư lớn như ở Los Angeles, có thể phải thay đổi cách thức tổ chức Olympic. Hoặc là để một thành phố tổ chức vĩnh viễn các kỳ Olympic (như Los Angeles chẳng hạn), hoặc là tổ chức riêng lẻ, phân chia lợi nhuận và trách nhiệm cho nhiều thành phố cùng lúc.

Chưa ý kiến nào được xem là khả dĩ. Cho đến nay, Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) vẫn đang lựa chọn chủ nhà cho kỳ đại hội năm 2024, với những cái tên như Budapest (Hungary), Paris (Pháp), Los Angeles (Mỹ).

>Vì sao Rio 2016 là thế vận hội đắt nhất lịch sử?

>Thế vận hội 2016 và "Nguyên tắc thứ 40"

>Nhật Bản giành quyền đăng cai Thế vận hội năm 2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Khi các thành phố ngán Olympic
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO