Nghiên cứu này sẽ kết nối và hợp nhất mối liên hệ giữa hai quan điểm kinh tế và sinh thái, giúp chúng ta hiểu rõ hơn sự phụ thuộc lẫn nhau giữa hai vấn đề này, đồng thời xác định các chiến lược tích cực cho đa dạng sinh học và phát triển cơ chế khuyến khích các hành động thiết thực từ các tổ chức cũng như cá nhân. Là một phần của chương trình, quỹ nghiên cứu sẽ giúp phát triển một nền tảng cho các sáng kiến đa dạng sinh học, đưa ra các phép đo hạch toán giá trị của đa dạng sinh học, tạo ra cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp cung cấp cho các bên tham gia thị trường một dịch vụ đa dạng về môi trường, xã hội và quản trị (ESG), ví dụ như các sáng kiến về bảo tồn đa dạng sinh học.
Chương trình nghiên cứu quốc tế này sẽ bao gồm cả các nước phát triển và đang phát triển, đặc biệt với sự tham gia của Anh Quốc và các nước trong khu vực Đông Nam Á (mà cụ thể là Việt Nam, Campuchia, Myanmar, Sri Lanka và Bhutan). Nghiên cứu này cũng sẽ tác động các cơ quan liên chính phủ như nhóm chuyên gia của Liên Hiệp Quốc về “Nền tảng Chính sách và Khoa học Liên Chính phủ về Đa dạng Sinh học và Dịch vụ Hệ Sinh thái” (IPBES) trong việc thực hiện thiết kế các ưu đãi kinh tế, cho phép các doanh nghiệp theo đuổi đầu tư vào đa dạng sinh học một cách hợp pháp mà vẫn duy trì các được các bổn phận và nghĩa vụ của doanh nghiệp.