SCIC thoái vốn ở Vocarimex, ai mua?

Dương Nguyễn| 16/10/2020 06:32

Trước mục tiêu khá tự tin của SCIC, giới đầu tư cho rằng có thể kết quả tìm nhà đầu tư mua cổ phần của SCIC đã có tín hiệu khả quan. Hơn nữa, không phải tự nhiên mà giá cổ phiếu VOC tăng mạnh trong thời gian gần đây, khoảng 140% kể từ đầu năm.

Thoái tới thoái lui

Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) cho biết sẽ thoái hết số cổ phần đang nắm giữ tại Tổng Công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam (Vocarimex) thông qua đấu giá vào ngày 4/11/2020.

SCIC đang nắm hơn 44 triệu cổ phiếu VOC, tương ứng 36,3% vốn Vocarimex. Với giá khởi điểm 22.690 đồng/cổ phiếu, nếu bán trọn lô này, SCIC thu về hơn 1.000 tỷ đồng.

Với giá khởi điểm 22.690 đồng/cổ phiếu, nếu bán hết trọn lô này, SCIC sẽ thu về hơn 1.000 tỷ đồng.

Với giá khởi điểm 22.690 đồng/cổ phiếu, SCIC thu về hơn 1.000 tỷ đồng.

Thông tin SCIC thoái hết vốn đáng lẽ là tin mừng của giới đầu tư và doanh nghiệp. Bởi lẽ, khi doanh nghiệp chỉ còn nhà đầu tư tư nhân nắm quyền điều hành, mọi việc hanh thông hơn. Tuy nhiên, thông tin lần này không khiến giới đầu tư chú ý nhiều.

Trước đây, SCIC từng thoái vốn một lần nhưng không thành công, cũng với thông tin chào bán tương tự. Hồi tháng 8/2019, SCIC công bố giá bán còn thấp hơn bây giờ, chỉ 22.300 đồng/cổ phiếu. Nhưng lúc đó, sức hút về giao dịch trọn lô và lợi thế đất vàng không át nổi kết quả kinh doanh xuống dốc liên tục kể từ năm 2016 của VOC. Hơn nữa, giá bán lúc đó còn cao hơn thị giá gần một nửa.

Hiện tại, Vocarimex vẫn giữ nguyên các lợi thế cũ, đó là sở hữu nhiều khu đất vàng và cổ phần ở nhiều công ty dầu ăn khác. Cụ thể, có nhiều bất động sản giá trị lớn trải dài từ Hà Nội cho đến TP.HCM, tọa lạc trên các vị trí đắc địa với tổng diện tích 37.800 m2. Chẳng hạn khu đất số 8 Cát Linh (Hà Nội) có diện tích 334 m2, khu đất số 58 Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận 1, TP.HCM) rộng 3.245 m2, khu đất 509 m2 tại 138-142 Hai Bà Trưng (quận 1, TP.HCM)...

Khu đất hơn 500 m2 tại 138-142 Hai Bà Trưng (quận 1, TP.HCM) cũng là trụ sở chính của Tập đoàn Kido - cổ đông nắm 51% cổ phần Vocarimex.

Khu đất hơn 500 m2 tại 138-142 Hai Bà Trưng (quận 1, TP.HCM) cũng là trụ sở chính của Tập đoàn Kido - cổ đông nắm 51% cổ phần Vocarimex.

Vocarimex là một thương hiệu lớn trên thị trường dầu ăn nội địa, sở hữu nhiều thương hiệu như Voca, Soby, Ruby, Sun Go... Không những vậy, ông lớn này còn nắm giữ cổ phần ở nhiều công ty cùng ngành. Tại Công ty TNHH Dầu thực vật Cái Lân (Calofic) – doanh nghiệp có thị phần lớn nhất cả nước, Vocarimex nắm 24%. Ông lớn này cũng nắm hơn 26% cổ phần Dầu thực vật Tường An (TAC), 49% vốn tại Dầu ăn Kido Nhà Bè, 40% vốn tại Mỹ phẩm LG Vina và 51% vốn ở Bao bì dầu thực vật (VPK).

Lần thoái vốn này của SCIC có nhiều khác biệt. Thứ nhất, Tập đoàn Kido (KDC) đang nắm chi phối đến 51% cổ phần ở VOC. Thứ hai, kết quả kinh doanh của Vocarimex đang khởi sắc trở lại. Trong 9 tháng đầu năm 2020, Vocarimex đạt hơn 1.900 tỷ doanh thu (tăng 4%) và 181 tỷ đồng lợi nhuận (tăng hơn 32% so cùng kỳ). Đây là điểm sáng sau mấy năm tuột dốc liên tiếp. 

Ngoài ra, giá bán lần này của SCIC cũng ngang giá thị trường, chứ không cao chót vót như năm trước. Cổ phiếu VOC niêm yết trên sàn Upcom đang có thị giá khoảng 22.000 đồng/cổ phiếu, gần bằng giá chào bán của SCIC.

Có lẽ ước đoán các lợi thế này mà SCIC khá tự tin với kế hoạch thoái vốn lần này.

Kido cầm sẵn 1.000 tỷ đồng chờ mua?

Trước mục tiêu khá tự tin của SCIC, giới đầu tư cho rằng có thể kết quả tìm nhà đầu tư mua cổ phần của SCIC đã có tín hiệu khả quan. Hơn nữa, không phải tự nhiên mà giá cổ phiếu VOC tăng mạnh trong thời gian gần đây, tăng khoảng 140% kể từ đầu năm. Vậy ai sẽ mua lô cổ phiếu của SCIC?

Tạm không nói đến giới đầu tư tài chính, muốn mua Vocorimex để nâng cao vị thế thì chỉ có Dầu Cái Lân và Kido.

Dầu Cái Lân thì có nhiều lý do để không mua cổ phiếu VOC lần này. Trước hết, ngành dầu ăn nội địa phụ thuộc hơn 90% nguyên liệu nhập khẩu. Công nghệ sản xuất chủ yếu là pha trộn, còn dầu cao cấp thì chưa nhiều do thiếu công nghệ và nguyên liệu (như với dầu gạo, dầu cải, dầu vừng…). Thuế suất nhập khẩu từ châu Á đã giảm về 0% từ lâu, khiến ngành này cạnh tranh cao và biên lợi nhuận rất mỏng, chỉ vài ba phần trăm. Hơn hết là Cái Lân đang đứng đầu thị trường về thị phần, ước khoảng 40% so với mức 30% của Kido. Lợi thế này không làm Cái Lân suy tư về việc phải mở rộng nhà máy hay mua thêm doanh nghiệp khác như Kido.

Hơn hết là Cái Lân đang đứng đầu thị trường dầu ăn về thị phần, ước khoảng 40% so với mức 30% của Kido.

Hơn hết là Cái Lân đang đứng đầu thị trường dầu ăn về thị phần, ước khoảng 40% so với mức 30% của Kido.

Đối với Kido, mấy năm gần đây, họ mua thêm nhiều doanh nghiệp ngành dầu. Chẳng hạn, sau khi nâng sở hữu tại Vocarimex lên mức 51% thì mua thêm Dầu Golden Hope Nhà Bè ở mức chi phối. Định hướng mở rộng quy mô của Kido không ngoài mục tiêu là cải thiện biên lợi nhuận. Mua thêm cổ phần ở Vocarimex sẽ giúp Kido gia tăng lợi nhuận nhờ lợi thế quy mô là suy đoán hợp lý. Tuy nhiên, Kido đã sở hữu 51% Vocarimex rồi, mua thêm thì có ích gì?

“Mức sở hữu của Kido ở Vocarimex chưa có nhiều ý nghĩa”, chuyên viên đầu tư của một quỹ đầu tư tại TP.HCM đánh giá. Tỷ lệ này chỉ giúp Kido đủ ra các quyết định kinh doanh thông thường chứ chưa tự quyết hết những việc quan trọng. Hơn nữa, mức sở hữu có quyền phủ quyết của SCIC ở VOC cũng khiến KDC khó đưa ra quyết định của riêng mình.

Vậy sao năm 2019, Kido không mua lô cổ phiếu mà SCIC đã từng đem ra đấu giá? Có thể thấy, thời điểm đấu giá năm rồi, dù Kido đã nắm 51% Vocarimex nhưng giá bán của SCIC quá cao. Đặc biệt, Kido chưa có nhu cầu cấp thiết như thời điểm hiện tại.

Trong chiến lược phát triển dài hạn, Kido cho biết, bên cạnh việc tăng các sản phẩm dầu ăn cao cấp, họ còn muốn mua thêm nhiều công ty dầu ăn khác để tăng lợi nhuận. Trước mặt, hợp nhất các công ty còn vào tập đoàn mẹ, nhằm phục vụ những mục đích riêng, còn bị vướng. Vướng mắc này nằm ở Dầu ăn Tường An, khi Vocarimex còn nắm hơn 26% cổ phần, trong khi SCIC thì giữ quyền phủ quyết (hơn 36%) ở Vocarimex. Tình thế này khiến Kido không tự quyết được kế hoạch sát nhập của riêng mình.

Tại Dầu ăn Tường An, Vocarimex còn nắm hơn 26% cổ phần, trong khi SCIC thì giữ quyền phủ quyết (hơn 36%) ở Vocarimex.

Tại Dầu ăn Tường An, Vocarimex còn nắm hơn 26% cổ phần, trong khi SCIC thì giữ quyền phủ quyết (hơn 36%) ở Vocarimex.

Do đó, giới đầu tư cho rằng, chỉ có Kido là đơn vị cần mua lô cổ phiếu VOC từ SCIC, để có đủ quyền quyết định vận mệnh của VOC. Tường An cũng như Vocarimex.

Chúng tôi đã liên hệ ông Trần Lệ Nguyên – Tổng giám đốc Kido để trao đổi về thông tin này nhưng vẫn chưa nhận được phản hồi.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
SCIC thoái vốn ở Vocarimex, ai mua?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO