Châu Á: Giải cơn khát quản trị cấp cao

HÀ CÚC| 20/08/2013 04:29

Ngay cả các tập đoàn đa quốc gia cũng chạy theo xu hướng tìm kiếm các nhà quản trị cao cấp châu Á trong bối cảnh khu vực này đang trở thành động lực tăng trưởng của kinh tế toàn cầu.

Châu Á: Giải cơn khát quản trị cấp cao

Ngay cả các tập đoàn đa quốc gia cũng chạy theo xu hướng tìm kiếm các nhà quản trị cao cấp châu Á trong bối cảnh khu vực này đang trở thành động lực tăng trưởng của kinh tế toàn cầu.

Đọc E-paper

>>Thị trường nhân sự cấp cao: Bắt đầu nóng
>> Phương pháp đánh giá và chọn lựa nhân sự cấp cao
>> Mùa săn nhân sự cấp cao

Cách đây 15 năm, Ủy ban Kế hoạch Singapore đã đưa ra một chương trình thu hút các trường đại học công nghệ và quản trị tốt nhất của phương Tây. Mục tiêu của chương trình này là nhằm đào tạo và thu hút các tài năng quản trị trên thế giới để tạo động lực cho Singapore phát triển trong điều kiện không nguồn nhân công cũng như không sản phẩm nông nghiệp hay khai thác mỏ... Đến nay, Singapore đã gặt hái kết quả mỹ mãn từ chiến lược này, đảo quốc trở thành một trong những nền kinh tế cạnh tranh nhất thế giới, sàn giao dịch tài chính thứ tư và là cảng biển thứ hai trên thế giới...

Nhưng giờ đây, các nhà hoạch định chính sách của Singapore đang tìm hướng thay đổi chiến lược về con người. Nhiệm vụ được giao cho Essec, một cơ sở đào tạo Pháp - Singapore, với nhiệm vụ đào tạo nhân lực trong nước cho các doanh nghiệp đảo quốc. Theo quan điểm của Bộ trưởng Giáo dục Singapore: "Mô hình cũ kỹ mà các nền kinh tế mới trỗi dậy sao chép từ các nền kinh tế phát triển không còn giá trị nữa. Việc đào tạo các nhà quản trị Singapore không nên dựa vào phương pháp nghiên cứu các trường hợp doanh nghiệp phương Tây hoàn toàn, mà cần phải dựa trên phân tích liên ngành trong bối cảnh khu vực".

Những nhà kỹ trị tại các tập đoàn hàng đầu Nhật Bản như Sony và Toyota hiểu rõ bài học này hơn ai hết khi cố gắng tuyển các CEO nước ngoài để lèo lái nhưng cuối cùng phải quay lại với các CEO bản xứ.

Cũng theo xu hướng này, tại châu Á, các tập đoàn phương Tây lẫn châu Á đều mong muốn có thể tuyển dụng các nhà điều hành châu Á được đào tạo bởi chính giảng viên và nhà nghiên cứu châu Á. Những nhà quản trị này không chỉ nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng, mà còn hiểu được đối tác kinh tế, các định chế xã hội và chính trị...

Tuy nhiên, thực tế cho thấy số người châu Á đang làm việc cho các công ty đa quốc gia đông đảo hơn bao giờ hết, nhưng lại rất ít người nắm giữ các vị trí cao cấp. Theo khảo sát của Công ty Tuyển dụng Spencer Stuart, hơn 40% giám đốc điều hành tại các công ty châu Á là người phương Tây. Tại 10 ngân hàng hàng đầu trên toàn cầu, chỉ có ba CEO là người châu Á hoặc gốc châu Á. Tại 20 công ty quản lý tài sản hàng đầu trên toàn cầu, chỉ có hai giám đốc điều hành là gốc châu Á.

Các quốc gia châu Á mới nổi như Trung Quốc và Ấn Độ đón nhận sự bùng nổ số lượng doanh nghiệp nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế trong hai thập kỷ qua. Tốc độ phát triển mạnh mẽ về doanh nghiệp dẫn đến sự thiếu hụt về quản lý, đặc biệt là các nhà quản lý cấp cao có khả năng giúp doanh nghiệp đối đầu với sự cạnh tranh toàn cầu. Trong quá trình này, các công ty đa quốc gia ở châu Á thường tìm cách nhanh chóng lấp đầy chỗ trống bằng việc thuê tuyển các nhà quản trị nước ngoài.

Chẳng hạn, do tốc độ phát triển kinh tế cao, nguyện vọng vươn ra toàn cầu đã thôi thúc các công ty tư nhân giàu tham vọng của Trung Quốc thu hút nhân tài làm thuê từ nước ngoài. Thậm chí, Chính phủ Trung Quốc đã công bố một chiến dịch chiêu mộ nhân tài trên toàn thế giới để bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo trong 12 công ty hàng đầu của nhà nước. Đây là nỗ lực mới nhất của quốc gia này nhằm biến các cơ sở quốc doanh lớn nhưng không hiệu quả thành các đối thủ cạnh tranh toàn cầu.

Những vị trí được đăng tuyển khác bao gồm tổng giám đốc cho Tập đoàn Công nghệ hạt nhân Nhà nước, Tập đoàn Cơ khí và Xây dựng Quốc gia; Hãng sản xuất ôtô Dongfeng Motor và đối tác địa phương của Hãng Nissan Motor, Tập đoàn Dệt may Chinatex, Tập đoàn Vàng Quốc gia, Tập đoàn Điện hạt nhân Quảng Đông...

Mặc dù vậy, xu hướng lựa chọn các nhà quản trị gốc Hoa vẫn được ưu tiên. Năm ngoái, Tập đoàn công nghiệp hàng không Trung Quốc AVIC công bố một cuộc tuyển mộ các nhà quản lý từ khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên, sau 6 tháng tìm kiếm, AVIC đã thuê 6 giám đốc điều hành người Trung Quốc.

Cũng như Trung Quốc, nhiều quốc gia châu Á vẫn là một thị trường tương đối trẻ, các nhà quản lý tài năng vẫn chưa có đủ thời gian để trưởng thành. Theo Community Business, so với tuổi đời trung bình toàn cầu, quản lý cấp cao châu Á trẻ hơn (38 tuổi so với 43), có kinh nghiệm làm việc ít hơn (16 tuổi so với 22).

Vì thế, khá khó khăn khi tuyển dụng được các vị trí cao cấp là người bản xứ hoặc ít nhất là người châu Á. Để thu hút các tài năng quản trị châu Á, Wal-Mart đã mở Viện Lãnh đạo Toàn cầu nhằm đào tạo các nhà quản trị những kỹ năng mới, đủ sức quản lý các chi nhánh của Wal-Mart tại châu Á. Vì thị trường trong nước ngày càng thu hẹp, cho nên sẽ ngày càng có nhiều công ty Nhật giúp đỡ cho sinh viên nước ngoài và thuê họ giữ các chức vụ lãnh đạo trong tương lai, nhằm đáp ứng nhu cầu gia tăng tại châu Á.

Chẳng hạn, Tập đoàn Fast Retailing, công ty mẹ của mạng lưới bán quần áo Uniqlo (Nhật Bản), trao học bổng cho sinh viên Trung Quốc, thông qua chi nhánh của công ty này tại Trung Quốc. Tập đoàn siêu thị lớn khác của Nhật Bản là Aeon ký hợp tác với các trường đại học ở các nước châu Á khác cung cấp học bổng và nhận thực tập sinh.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Châu Á: Giải cơn khát quản trị cấp cao
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO