Quản trị

Nuôi dưỡng tinh thần tự chủ

Lê Duy 09/02/2024 14:00

Có thể liệt kê biểu hiện của người sở hữu tinh thần tự chủ, như chủ động với công việc được giao, để tâm đến kết quả và suy nghĩ đến điều có lợi nhất cho tổ chức, dám nhận trách nhiệm, không đổ lỗi. Cụ thể và đơn giản hơn nữa, nó có thể là hành động tắt đèn, tắt máy điều hòa nhiệt độ khi rời nhiệm sở, biết mỉm cười với khách hàng hay biết tiết kiệm chi phí công tác, giữ gìn hình ảnh công ty...

Nanami Shiono - tiểu thuyết gia người Nhật được biết đến với các tác phẩm về lịch sử nước Ý, nhất là những tác phẩm về La Mã cổ đại và thời kỳ Phục hưng. Một trong số tác phẩm nổi tiếng của Shiono là 罗马人的故事 (tạm dịch: Câu chuyện về người La Mã).

nuoi-duong-tinh-than-tu-chu-bang-giac-mo-sua-viet.jpg

Trong quá trình nghiên cứu để viết sách, nữ tác giả đã được nghe nói một trong những lý do dẫn đến sự sụp đổ của đế chế La Mã hùng mạnh là họ đã dẫn quá nhiều lính đánh thuê từ các quốc gia khác đến để bảo vệ đất nước mình. Do thiếu cảm giác thân thuộc lẫn tinh thần trách nhiệm, nên quân đội trở nên yếu kém, đơn giản vì những người lính đánh thuê này không phải đang bảo vệ chính quê hương của họ.

Giống như thế, nhà lãnh đạo có thể tuyển dụng người tài hoặc thường xuyên “truyền lửa” để kích thích động lực làm việc của nhân viên mà nếu không nuôi dưỡng được tinh thần tự chủ và trách nhiệm thì khó làm cho doanh nghiệp tiến bước vững chắc. Đây cũng là lý do tinh thần tự chủ được các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới lẫn doanh nghiệp Việt Nam xem như giá trị cốt lõi để phát triển bền vững.

Có thể liệt kê biểu hiện của người sở hữu tinh thần tự chủ, như chủ động với công việc được giao, để tâm đến kết quả và suy nghĩ đến điều có lợi nhất cho tổ chức, dám nhận trách nhiệm, không đổ lỗi. Cụ thể và đơn giản hơn nữa, nó có thể là hành động tắt đèn, tắt máy điều hòa nhiệt độ khi rời nhiệm sở, biết mỉm cười với khách hàng hay biết tiết kiệm chi phí công tác, giữ gìn hình ảnh công ty...

Tất cả hành động ấy có thể được đào tạo, nhắc nhở và thậm chí “cưỡng ép” thực hiện bằng cách gắn chúng vào nội quy. Tuy nhiên, chỉ cần nhân viên thực lòng quan tâm tới doanh nghiệp và xem tổ chức như một phần ý nghĩa trong cuộc sống, họ sẽ tự thực hiện chúng mà không cần thúc ép. Theo đó, điều quan trọng là nhà lãnh đạo phải nuôi dưỡng được tinh thần tự chủ trong nhân viên và để nó trở thành động lực tự thôi thúc họ.

Trong nhiều doanh nghiệp Việt, một số Công ty CP Sữa Vinamilk là một điển hình về xây dựng văn hóa doanh nghiệp chuẩn mực, đặc biệt là nuôi dưỡng tinh thần tự chủ. Vinamilk có tỷ lệ nhân viên nghỉ việc thấp, trong khi tỷ lệ gắn bó lâu năm cao.

Một cách tổng thể, Vinamilk áp dụng mô hình doanh nghiệp sáng tạo để xây dựng môi trường làm việc và văn hóa bằng chính sách phúc lợi để tạo sự gần gũi. Về cấu trúc, có ba cấp độ văn hóa doanh nghiệp tại Vinamilk. Mức thứ nhất dễ dàng trông thấy là sản phẩm vì con người - yếu tố hữu hình khi tiếp xúc với thương hiệu sữa Việt. Chúng bao gồm cách bố trí văn phòng, không gian làm việc, bảng nội quy, phù điêu, logo, graphic, khẩu hiệu treo tường, bài hát truyền thống...

Điều các nhà quản trị cần quan tâm nữa là mức thứ hai và ba, gồm niềm tin lẫn giá trị được đồng thuận và 6 giả định ngầm hiểu (ngầm định), còn gọi là 6 nguyên tắc tối thượng trong văn hóa doanh nghiệp. Cách phân chia này tương tự định nghĩa văn hoá tổ chức của Edgar Schein - cựu giáo sư tại Đại học Quản lý MIT Sloan (Mỹ). Theo Schein, quan niệm nền tảng - ngầm định là điều đã “ăn sâu” vào suy nghĩ, hành động của mỗi thành viên thuộc tổ chức, giúp họ hình thành thói quen, thậm chí thành phản xạ, để xử lý tình huống hợp theo chuẩn của tổ chức. Ví dụ, nếu tổ chức có văn hóa kết quả, thì mọi thành viên đều ngầm định rằng dù nỗ lực theo cách nào thì kết quả vẫn là ưu tiên. Trong khi đó, với tổ chức có văn hóa hạnh phúc, thì ngầm định là tất cả thành viên sẽ cố gắng làm những việc khiến họ hạnh phúc. Trong tương quan ba cấp độ thì ngầm định là lớp trong cùng, là lõi nền tảng của văn hóa doanh nghiệp và nhiệm vụ của nhà lãnh đạo là lan tỏa, củng cố chúng cho đến khi tất cả thành viên xem như luật bất thành văn, không thắc mắc (nên mới có tên “ngầm định”).

Ở Vinamilk có 6 ngầm định được tôn trọng và sử dụng bởi tất cả thành viên, từ bảo vệ đến tổng giám đốc. Trong đó, có ngầm định giúp nuôi dưỡng tinh thần tự chủ là khi sự việc không hay xảy ra, nguyên nhân đầu tiên chính là tôi, không cần giám sát và đừng nói “không” mà hãy tìm giải pháp khắc phục. Kết hợp với mục tiêu lớn là “Giấc mơ sữa Việt”, ba ngầm định này không chỉ giúp nuôi dưỡng tinh thần tự chủ mà còn nâng cao sức sáng tạo và tinh thần trách nhiệm.

Như một cách để lan tỏa mục tiêu lớn và những ngầm định trên, Vinamilk còn có bài hát truyền thống mang “Vinamilk - Ai cũng là hoa tiêu”, giới thiệu sứ mệnh, giá trị cốt lõi và sản phẩm của doanh nghiệp. Được xem là “hùng ca” của Vinamilk, bài hát không chỉ truyền đạt thông điệp về sứ mệnh - tầm nhìn một cách sáng tạo, mà còn nhấn mạnh và đề cao vai trò của mọi nhân sự trong mục tiêu phát triển chung.

Có thể tìm thấy ngầm định của Vinamilk trong bộ văn hóa doanh nghiệp của Netflix - nơi xây dựng văn hóa tự do và trách nhiệm của “người lớn”. Theo đó, một mặt Netflix trao quyền tự chủ cao trong công việc và mặt khác yêu cầu tinh thần trách nhiệm cao. Ví dụ, công ty không có chính sách và quy định chấm công, không yêu cầu về giờ giấc làm việc hay thậm chí trang phục, cũng như không có bất kỳ chính sách giới hạn nào về thời gian nghỉ phép, nên nhân viên có quyền nghỉ bất kỳ lúc nào với độ dài tùy ý. Tuy nhiên, điều này được thực hiện dựa trên ngầm định rằng tất cả nhân viên đều là “người lớn” và họ phải luôn đặt lợi ích của công ty lên trên và sử dụng tiền của công ty như tiền của chính mình. Nói như khẩu hiệu của công ty là “Hãy làm những gì tốt nhất cho Netflix”. Và, kết quả đạt được thể hiện qua kinh doanh của Vinamilk hay Netflix đều không phải bàn cãi.

“Tinh thần tự chủ được các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới lẫn doanh nghiệp Việt Nam xem như giá trị cốt lõi để phát triển bền vững”.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Nuôi dưỡng tinh thần tự chủ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO