Nhân dân tệ sẽ trở thành đồng tiền dự trữ lớn thứ ba thế giới?

Khởi Vũ| 07/09/2020 03:00

Theo các chuyên gia phân tích từ Morgan Stanley, tỷ trọng đồng nhân dân tệ trong tổng dự trữ ngoại hối toàn cầu có thể sẽ đạt 5 - 10% trong thời gian tới.

Nhân dân tệ sẽ trở thành đồng tiền dự trữ lớn thứ ba thế giới?

Mục tiêu dài hạn trở thành đồng tiền dự trữ chính của thế giới từng là giấc mơ xa vời đối với Trung Quốc, nhưng giờ chúng ta sẽ chứng kiến CNY tăng trưởng nhanh.

Như vậy, đồng nhân dân tệ (CNY) có thể sẽ trở thành đồng tiền dự trữ lớn thứ 3 thế giới vào năm 2030, trong bối cảnh Bắc Kinh nỗ lực tăng cường việc sử dụng CNY trên thế giới.

Dẫn báo cáo từ Ngân hàng Đầu tư Morgan Stanley, hãng tin RT cho biết, so với mức 2% ở thời điểm hiện tại, tỷ lệ CNY trong tổng dự trữ ngoại hối toàn cầu có thể tăng hơn gấp đôi, vượt qua cả yên Nhật (JPY) cùng bảng Anh (GBP), và chỉ xếp sau USD và EUR.

Theo dự đoán của các chuyên gia phân tích từ Morgan Stanley, tỷ trọng của CNY trong tổng dự trữ ngoại hối toàn cầu có thể đạt từ 5 - 10% vào năm 2030. Tháng 2 năm ngoái, Morgan Stanley cũng từng đưa ra dự đoán này.

"[Con số này] không hề viển vông, nếu xét trên độ mở của thị trường tài chính Trung Quốc, cũng như đà tăng trưởng của thị trường vốn xuyên biên giới mà chúng tôi nhận thấy thông qua thị trường cổ phiếu, thu nhập cố định và tỷ lệ ngày một tăng của các giao dịch xuyên biên giới bằng CNY", James Lord - chiến lược gia quốc tế tại Morgan Stanley nói.

Tỷ trọng CNY trong dự trữ ngoại hối tăng gấp đôi?

Đồng thời, theo dữ liệu từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tỷ trọng CNY trong dự trữ ngoại hối toàn cầu đã tăng gấp đôi kể từ khi nó được đưa vào rổ tiền tệ dự trữ chủ chốt của IMF hồi tháng 10/2016. Khi đó, tỷ trọng của CNY là 1%, và giờ là 2,02%. Các đối thủ chính của CNY, gồm JPY và GBP, có tỷ trọng lần lượt là 5,7% và 4,43%. Hiện, đồng USD vẫn chiếm vị thế độc tôn trong dự trữ ngoại hối toàn cầu, với tỷ trọng 62%, và hơn 20% là đồng EUR.

Link bài viết

Được biết, kể từ dự báo cách đây 1 năm rưỡi của Morgan Stanley, Bắc Kinh đã nỗ lực cấp phép cho nhiều tổ chức tài chính nước ngoài vào hoạt động tại thị trường trong nước. Các nhà đầu tư nước ngoài cũng đang chuyển hướng sang thị trường Trung Quốc trước tiềm năng lợi nhuận tương đối cao so với các khu vực khác.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng dự báo rằng, trong 10 năm tới, các dòng vốn đầu tư theo danh mục sẽ trở nên quan trọng hơn so với đầu tư trực tiếp nước ngoài, với số vốn đầu tư tích lũy lên đến 3.000 tỷ USD. 

"Chúng tôi dự đoán các quỹ và các doanh nghiệp nước ngoài sẽ đóng góp hơn 150 tỷ USD tổng vốn đầu tư theo danh mục vào Trung Quốc trong năm 2020 - năm thứ 3 liên tiếp, và con số này sẽ đạt 200 - 300 tỷ USD trong giai đoạn 2021 - 2030", báo cáo của Morgan Stanley viết. Theo đó, với các khoản đầu tư này, số lượng tài sản bằng CNY của thế giới sẽ tăng lên trong thời gian tới.

"Tất cả các yếu tố này đều cho thấy, ngân hàng trung ương các nước sẽ cần phải dự trữ nhiều CNY hơn", James Lord nói thêm. Minh chứng cho dự báo này, Morgan Stanley dẫn báo cáo quốc tế hóa CNY hằng năm của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cho biết, ít nhất thêm 10 ngân hàng trung ương đã thêm CNY vào dự trữ ngoại hối vào cuối năm 2019, nâng tổng số nơi nắm giữ lên tới 70.

Bắc Kinh đã nỗ lực cấp phép cho nhiều tổ chức tài chính nước ngoài vào hoạt động tại thị trường trong nước. Các nhà đầu tư nước ngoài cũng đang chuyển hướng sang thị trường Trung Quốc trước tiềm năng lợi nhuận tương đối cao so với các khu vực khác.

Trong 18 tháng qua, Bắc Kinh đã nỗ lực cấp phép cho nhiều tổ chức tài chính nước ngoài vào hoạt động tại thị trường trong nước.

Đáng chú ý, Morgan Stanley vẫn giữ nguyên quan điểm tích cực về đà tăng của CNY trong dự trữ ngoại hối toàn cầu, bất chấp tác động của đại dịch Covid-19 đối với nền kinh tế Trung Quốc cũng như phần còn lại của thế giới. Lý do để Morgan Stanley đưa ra dự báo này, nằm ở chỗ các thay đổi trong động lực kinh tế của Trung Quốc sẽ đòi hỏi quốc gia này trở thành nước nhập khẩu vốn. 

Tài khoản vãng lai của Trung Quốc, gồm thương mại và thanh toán cho các nhà đầu tư nước ngoài, có thể sẽ chuyển sang âm vào năm 2025 và đạt mức -1,2% GDP vào năm 2030. Đồng nghĩa, cần ít nhất 180 tỷ USD vốn nước ngoài ròng mỗi năm trong giai đoạn 2025 - 2030 để cân bằng thâm hụt tài khoản vãng lai. Morgan Stanley cũng dự đoán CNY có thể sẽ tăng lên 6,6 CNY/USD vào cuối năm 2021.

Link bài viết

Rủi ro tiềm ẩn

Dù vậy, Morgan Stanley cũng cảnh báo, các ngân hàng trung ương và tổ chức đầu tư có thể sẽ đối mặt với áp lực chính trị từ những tài sản mà mình lựa chọn nắm giữ, khi căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc đã gây ảnh hưởng không chỉ đến thương mại, mà còn cả lĩnh vực công nghệ cũng như tài chính. 

Một số rủi ro cụ thể được liệt kê như việc mở cửa thị trường tài chính Trung Quốc đối với đầu tư nước ngoài diễn ra chậm hơn dự kiến, sự biến động của thị trường toàn cầu, rủi ro kinh tế của Trung Quốc và sự leo thang trong căng thẳng Mỹ - Trung.

Thêm vào đó, Morgan Stanley cũng cho biết, một số dự đoán có thể không chắc chắn là xu hướng quốc tế hóa của CNY và sự sẵn sàng của các ngân hàng trung ương trong việc thêm trái phiếu Trung Quốc vào danh mục đầu tư của mình. 

"Xét cho cùng, tỷ trọng CNY trong dự trữ ngoại hối toàn cầu tăng chủ yếu đến từ Nga, và hiện chưa rõ động thái từ các quốc gia khác là như thế nào, nhất là nếu việc mở cửa nền kinh tế không kịp thời diễn ra", báo cáo từ Morgan Stanley viết.

Theo Edward Moya -chuyên viên phân tích cấp cao tại công ty giao dịch ngoại hối OANDA (Mỹ), dù trong tương lai, USD sẽ mất thị phần vào tay EUR và CNY trên thị trường ngoại hối toàn cầu, song đồng bạc xanh vẫn sẽ giữ vị thế hàng đầu.

"Mục tiêu dài hạn trở thành đồng tiền dự trữ chính của thế giới từng là giấc mơ xa vời đối với Trung Quốc, nhưng giờ chúng ta sẽ chứng kiến CNY tăng trưởng nhanh", vị chuyên gia nhấn mạnh.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Nhân dân tệ sẽ trở thành đồng tiền dự trữ lớn thứ ba thế giới?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO