Để nhà ở xã hội không là "gánh nặng"

CHU CHEE KWANG - Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư Nam Long (NGUYÊN BẢO ghi)| 05/04/2016 01:42

Sau 3 nghị định hướng dẫn về việc phát triển và quản lý nhà ở xã hội, Nghị định số 100/2015/NĐ-CP nhấn mạnh vai trò của các nhà phát triển dự án trong vấn đề phát triển quỹ nhà ở xã hội.

Để nhà ở xã hội không là

LTS: Sau 3 nghị định hướng dẫn (từ 2006 - 2013) về việc phát triển và quản lý nhà ở xã hội (NƠXH), Nghị định số 100/2015/NĐ-CP nhấn mạnh vai trò của các nhà phát triển dự án trong vấn đề phát triển quỹ NƠXH. Trong vai trò một doanh nhân, có nhiều năm kinh nghiệm làm việc cho các tập đoàn bất động sản quốc tế, ông Chu Chee Kwang - Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư Nam Long cho rằng, sẽ không quá khó để phá vỡ ranh giới, tạm gọi là “đẳng cấp” trong các dự án có quỹ đất dành cho NƠXH.

Đọc E-paper

Ở nhiều quốc gia, phân khúc này đã triển khai từ rất lâu với nhiều tên gọi khác nhau như: low-cost housing (nhà giá thấp) ở Malaysia, hay nhà bình dân (public housing) do Cơ quan Phát triển nhà ở của Singapore (Housing & Development Board, HBD) chủ trì, nhằm xây dựng những căn hộ với giá cả phải chăng cho người dân...

Sau khoảng chục năm triển khai ở Việt Nam, điều mà không ít chủ đầu tư lo ngại là phải dành 20 - 30% quỹ đất tại dự án thương mại để xây dựng NƠXH. 

Nhiều người đặt câu hỏi, nếu dự án được quy hoạch dành cho nhà ở phân khúc trung - cao cấp, sự xuất hiện của NƠXH vô hình trung biến dự án thành một bức tranh đối lập, có sự phân hóa giữa tầng lớp trung lưu và bình dân như một xã hội thu nhỏ. Hơn nữa, mức sống của cư dân thuộc hai khu vực này khác nhau nên các phí dịch vụ, quản lý công trình sẽ rất khó để đồng nhất.

Về bản chất, trong suy nghĩ của mỗi người vốn đã có sự phân hóa, đó là một thực tế mà chúng ta phải chấp nhận. Ở Singapore, các khu nhà do HBD phát triển vẫn nằm đan xen với những công trình nhà ở cao cấp ngay trung tâm, nhưng họ có sự ngăn chia khéo léo bằng hàng rào. Hoặc, trong quy hoạch tổng thể một dự án với nhiều phân khúc nhà ở khác nhau thì giữa chúng có thể được ngăn cách bằng con đường lớn...

Việt Nam có thể tham khảo mô hình của các nước nhưng điều đó không đồng nghĩa với chuyện áp dụng “nguyên xi”, bởi văn hóa của người Việt là thích ở gần nhau.

Theo tôi, để các nhà phát triển bất động sản tư nhân “hăng hái” tham gia đầu tư xây dựng NƠXH, phải chăng các cơ quan quản lý nhà nước cần có những chính sách khuyến khích họ, không nhất thiết bằng tiền.

Một trong những giải pháp mà tôi đã từng làm ở các quốc gia khác là nếu doanh nghiệp triển khai hạng mục NƠXH thì họ sẽ được gia tăng mật độ dân số, số lượng sản phẩm trong khu để họ thấy được lợi ích thiết thực mà chương trình mang lại.

Ngoài ra, không xét đến quy mô dự án, chủ đầu tư có thể linh hoạt lựa chọn phương thức để triển khai hạng mục NƠXH (hoặc trả tiền mặt, hoặc đổi quỹ đất khác...), không nhất thiết phải tiến hành tại dự án thương mại đã được phê duyệt.

Song, tất cả đều phải được quy định rõ ràng, chi tiết. Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp sẽ dễ dàng chọn phương án riêng cho mình.

>TP.HCM đề xuất đầu tư 2 dự án nhà ở xã hội quy mô lớn

>Lời giải nào cho bài toán nhà ở xã hội?

>Từ 2016, vay mua nhà ở xã hội được hưởng lãi suất 5%/năm

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Để nhà ở xã hội không là "gánh nặng"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO