Sống khỏe

Người Việt Nam đang sống thọ nhưng chưa sống khỏe

Thanh An 27/09/2023 07:21

Theo số liệu của Tổng cục Dân số Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam ngày càng cao nhưng đi cùng với đó là gánh nặng bệnh tật cũng cao hơn.

nguoi-gia-tap-the-duc.jpg

Hiện nay, Việt Nam đang là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số rất nhanh. Theo các số liệu số kê gần đây, tuổi thọ của người Việt Nam đã tăng lên đáng kể. Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam tăng từ 73,3 tuổi lên 73,7 tuổi.

Nhưng điều đáng lưu ý là tỷ lệ người sống khỏe mạnh vẫn rất thấp. Trung bình một người cao tuổi Việt Nam mắc 3 bệnh và phải chịu gánh nặng bệnh tật kép. Trong đó, đã có sự thay đổi từ bệnh lây nhiễm sang các bệnh không lây nhiễm, các bệnh mãn tính và các bệnh mới như ung thư, trầm cảm về tâm thần...

Đặc biệt, tỷ lệ người cao tuổi mắc bệnh đang có xu hướng gia tăng dù trong 15 năm qua. Bên cạnh đó, nhiều chỉ số cũng được cải thiện như giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em… cũng chưa đem lại kết quả khả quan cho lối sống khỏe mạnh của người Việt Nam.

Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong 10 quốc gia Đông Nam Á, tuổi thọ nam giới Việt Nam đứng thứ 5 và tuổi thọ phụ nữ Việt Nam đứng thứ hai. Tuy nhiên, số năm sống có bệnh tật của người Việt Nam lại cao hơn so với các nước. Ghi nhận của WHO cũng chỉ ra rằng, mỗi người Việt Nam trung bình có tới 10 năm phải sống với bệnh tật, vì vậy ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống và làm giảm số năm sống khỏe mạnh ở người Việt Nam.

Nguyên nhân của vấn đề người Việt Nam sống thọ nhưng chưa sống khỏe và luôn mắc nhiều loại bệnh là do sự gia tăng mắc các bệnh không lây nhiễm, phổ biến là tim mạch, ung thư và đái tháo đường. Điều này cho thấy rõ thực tế người Việt Nam đang phải đối mặt với sự gia tăng ngày càng trầm trọng của các bệnh không lây nhiễm. Gánh nặng của các bệnh không lây nhiễm đang chiếm tới trên 2/3 tổng gánh nặng bệnh tật và tử vong toàn quốc, đồng thời cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong.

benh-khong-lay-nhiem_20191028104312am.jpg
Tỷ lệ các bệnh không lây nhiễm ở Việt Nam đang có chiều hướng gia tăng đáng báo động

Sự gia tăng của các loại bệnh không lây nhiễm ở Việt Nam lại phát sinh từ lối sống, chế độ dinh dưỡng và môi trường. Bên cạnh đó, nhận thức của người dân về việc phòng bệnh không lây nhiễm còn hạn chế. Ở một số địa phương vẫn còn chưa thực hiện dành ít nhất 30% ngân sách y tế cho y tế dự phòng để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, có địa phương tỷ lệ ngân sách y tế cho y tế dự phòng còn rất thấp.

Mặc khác, theo kết quả điều tra quốc gia yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm năm 2021 cho thấy, gần 21% dân số Việt Nam từ 15 tuổi trở lên hút thuốc lá, bao gồm 41% nam giới và 0,6% nữ giới. Khoảng 1/3 dân số từng tiếp xúc với khói thuốc.

Đây là những số liệu đáng lo ngại, cùng với đó khi Việt Nam có gần 2/3 nam giới (64,2%), 1/10 nữ giới (9,8%) hiện có uống rượu, bia. Khoảng 15% số người uống rượu, bia ở mức nguy hại (trong 30 ngày qua có ít nhất 1 lần uống từ 6 đơn vị cồn trở lên).

Không những thế, tỷ lệ người dân Việt Nam luôn luôn hoặc thường xuyên thêm muối, mắm hoặc gia vị mặn vào thức ăn khi nấu ăn hoặc trong khi ăn là 78%. Trung bình một người trưởng thành tiêu thụ 8,1g muối trong một ngày. Trong khi chỉ có khoảng 59% dân số ăn thiếu rau và trái cây so với khuyến nghị.

Ngoài ra, gần 1/5 dân số Việt Nam đang bị thừa cân, trong đó tỷ lệ trẻ em béo phì ở các thành phố lớn đang rất cao (tỷ lệ trẻ béo phì ở TP.HCM là trên 50%, ở Hà Nội chiếm khoảng 41%).

web_face_d31_-anh-2.jpg
Tỷ lệ người béo phì ở Việt Nam hiện cũng đang tăng nhanh, nhất là ở trẻ em.

Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh thừa cân, béo phì liên quan đến nhiều loại ung thư thường gặp như ung thư vú, ung thư đại trực tràng, tử cung, thận, tụy, thực quản, gan, đường mật, buồng trứng, u tủy, màng não... Điều này sẽ góp phần tăng nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm ở nhóm tuổi dưới lao động ở Việt Nam. Nhất là khi hiện nay ở Việt Nam chỉ có gần 41% trong số những người có nguy cơ cao này được tư vấn và dùng thuốc để phòng ngừa bệnh.

Một yếu tố khác làm gia tăng gánh nặng bệnh tật do các bệnh không lây nhiễm chiếm tỷ trọng cao nhất, gần 74% số ca mắc và 79% số ca tử vong năm 2020 là tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam. Nhiều nơi ở Việt Nam đang có môi trường số bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi các chất thải sinh hoạt, sản xuất. Ngoài những nguyên nhân khách quan thì còn có yếu tố chủ quan là ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường của người dân còn hạn chế.

Thêm vào đó, biến đổi khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đoan như nắng nóng, hạn hán, bão lụt... cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của nhiều cộng đồng dân cư, góp phần làm gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh không lây nhiễm, nhất là ở nhóm trẻ em vẫn còn sức đề kháng yếu.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Người Việt Nam đang sống thọ nhưng chưa sống khỏe
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO