ạm phát tăng kéo theo đồng tiền trượt giá sẽ khiến cuộc sống của người dân châu Á thêm phần khó khăn. |
Theo trang Asian Nikkei Review, vàng thường là một nơi trú ẩn an toàn trong thời điểm khủng hoảng thị trường và hiện người dân Indonesia đang nắm giữ kim loại quý này để đối phó với mức giảm 9% của đồng rupiah so với đồng USD kể từ đầu năm.
"Tác động kéo theo của việc đồng rupiah suy yếu là người ta đang mua vàng", Arie Prabowo Ariotedjo - Chủ tịch của Công ty Aneka Tambang - bình luận.
Công ty của Arie đã bán được 13,7 tấn vàng, tương đương trị giá 8,2 nghìn tỷ rupiah (553,8 triệu USD) và đạt mức tăng 317% so với cùng kỳ năm ngoái trong nửa đầu năm nay. "Nhu cầu vàng đang tăng tại Indonesia. Giá vàng đã giảm, nhưng đã bắt đầu tăng trở lại", ông nói.
Các công ty như Aneka Tambang, được hưởng lợi từ việc đồng rupiah lao dốc. Và, điều tương tự cũng đúng ở các quốc gia châu Á mới nổi, nơi một loạt các doanh nghiệp đang bị kẹp giữ việc tiền tệ bị suy yếu, Mỹ tăng lãi suất và khủng hoảng tài chính từ Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy nhiên, các công ty khác lại không vui với điều này. Nhà sản xuất dược phẩm lớn nhất Indonesisa - Kalbe Farma, nơi nhập khẩu 90% nguyên liệu thô - đã buộc phải cắt giảm doanh thu và mục tiêu tăng trưởng thu nhập ròng trong năm do đồng rupiah mất giá. Tỷ suất lợi nhuận gộp của công ty cũng giảm xuống còn 48,1% trong nửa đầu năm 2018, từ mức 48,9% so với cùng kỳ năm ngoái, với cùng lý do.
Đà mất giá của tiền tệ các nước so với đồng USD. |
"Thách thức lớn nhất hiện nay là việc đồng rupiah suy yếu, buộc chúng tôi phải tính toán lại", Chủ tịch Kalbe, ông Vidjongtius, nói tại một cuộc họp báo ở Jakarta hôm 29/8. "Chúng tôi sẽ tăng giá của một số sản phẩm. Chúng tôi đã bắt đầu tăng giá trong tháng 7. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi biến động của đồng rupiah", ông nói.
Cùng với việc tăng lãi suất liên tục của ngân hàng trung ương, Chính phủ Indonesia đã thực hiện các bước độc đáo để cải thiện cán cân thương mại và hỗ trợ đồng rupiah. Một là thay đổi chính sách nhằm tăng xuất khẩu than. Nhưng những nỗ lực này cho đến nay đã thất bại trong việc chống đỡ đồng rupiah lao dốc, vốn đạt mức thấp nhất so với đồng USD kể từ tháng 7 năm 1998.
Link bài viết
Ở những nước mới nổi khác của châu Á, người dân không được may mắn như vậy. "Ngay cả khi đồng peso đã giảm giá, giá cả vẫn tăng vọt", Anna Berdin, một y tá Philippines làm việc tại Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất cho biết, cô cũng là người thường xuyên gửi tiền về quê nhà. "Các công nhân Philippines khác ở nước ngoài đã làm việc lâu hơn tôi cũng cảm thấy sự thay đổi rõ rệt".
Kể từ đầu năm, đồng peso Philippines đã giảm hơn 7% so với đồng USD, mức thấp nhất nhất của nó trong hơn 12 năm. Lạm phát đạt 5,7% trong tháng 7, mức cao nhất trong 5 năm. Emilio Neri, nhà kinh tế học tại Ngân hàng Philippines, cho biết hàng hóa gia tăng đã phủ nhận lợi ích của việc đồng peso mất giá. "Có vẻ như lạm phát đang làm xói mòn tất cả những lợi thế từ dòng kiều hối Philippines", Neri nói. "Hy vọng rằng, đà mất giá (tiền peso) này sẽ tiếp tục trong khi lạm phát chậm lại vào năm 2019."
Kiều hối từ nước ngoài tương đương với khoảng 1/10 GDP của Philippines và lạm phát gia tăng đã cản trở đà tăng trưởng kinh tế của nước này. Kinh tế Philippines đã tăng trưởng 6% trong quý II, tốc độ chậm nhất trong 3 năm. Tiêu thụ hộ gia đình đã giảm tốc trong hai quý liên tiếp.
Lạm phát ở Thổ Nhĩ Kỳ, đã dao động quanh mức 10% cho đến tháng 4, đã tăng lên 15,85% trong tháng 7 do sự sụt giảm đồng lira Thổ Nhĩ Kỳ. Với đồng tiền suy yếu hơn nữa, lạm phát tháng 8 dự kiến sẽ tăng 20%.