Moody’s bất ngờ xem xét hạ tín nhiệm nợ quốc gia và 17 ngân hàng Việt Nam

Gia Lê| 10/10/2019 06:54

Trong số 17 ngân hàng Việt Nam, Moody’s cũng đang xem xét hạ xếp hạng tín dụng cơ sở (BCA) và BCA điều chỉnh của 4 ngân hàng và rủi ro đối tác dài hạn (CRA) của 9 ngân hàng.

Moody’s bất ngờ xem xét hạ tín nhiệm nợ quốc gia và 17 ngân hàng Việt Nam

Các mức xếp hạng đối với 17 ngân hàng chịu ảnh hưởng đi theo xếp hạng của quốc gia, khi Moody’s cho biết đang xem xét lại mức xếp hạng Ba3 của Việt Nam và có thể hạ xuống mức thấp hơn vào ngày 9/10/2019.

Theo Moody’s thì việc xem xét xếp hạng của các ngân hàng được dẫn dắt hoàn toàn bởi đánh giá xếp hạng quốc gia, chứ không phản ánh sự suy yếu tài chính độc lập của các ngân hàng.

Theo đó, 17 ngân hàng bị ảnh hưởng gồm ABBank, ACB, HDBank, Vietcombank, BIDV, LienvietPostBank, MBBank, NamA bank, OCB, SHB, TPBank, Agribank, VIB, Vietinbank, MSB, VPBank và Techcombank. Trong khi đó, xếp hạng, đánh giá và triển vọng của Sacombank (hiện đang ở mức ổn định Caa1, Caa2) sẽ không bị ảnh hưởng bởi đợt xem xét này.

Như vậy 17 ngân hàng trên bị ảnh hưởng khác nhau bởi việc xem xét lại xếp hạng quốc gia. Sức mạnh tín dụng quốc gia của Việt Nam là đầu vào quan trọng cho việc đánh giá xếp hạng của Moody’s đối với các ngân hàng Việt, do sức mạnh tín dụng của đất nước ảnh hưởng đến đánh giá của Moody’s về khả năng của chính phủ trong việc cung cấp hỗ trợ cho các ngân hàng trong thời điểm căng thẳng.

Nếu Moody’s hạ xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam, điều này sẽ dẫn đến việc hạ thấp hoặc thiếu sự hỗ trợ của chính phủ đối với một số ngân hàng, dẫn đến xếp hạng tín nhiệm thấp hơn trong một số trường hợp.

Moody’s cũng cho biết khó có thể nâng xếp hạng của 17 ngân hàng này, vì mức xếp hạng hiện tại của các ngân hàng trên đang xem xét hạ xuống. Tuy nhiên, Moody's sẽ xác nhận xếp hạng của các ngân hàng với triển vọng ổn định, nếu Moody xác nhận xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam tại Ba3 với triển vọng ổn định.

Xem xét xếp hạng tín dụng cơ sở (BCA) và rủi ro đối tác dài hạn (CRA)

Đánh giá về tiền gửi nội tệ dài hạn ở mức Ba3 và xếp hạng nhà phát hành nợ ngoại tệ trong nước và nước ngoài của Vietcombank, Vietinbank, Agribank và BIDV thực tế là đang theo cùng mức xếp hạng Ba3 của Việt nam.

Việc xem xét xếp hạng tiền gửi ngoại tệ B1 của bốn ngân hàng này cũng có liên quan đến mức xếp hạng tiền gửi ngoại tệ B1 của Việt Nam. Việc hạ xếp hạng tín nhiệm quốc gia do đó sẽ dẫn đến một sự thay đổi tương ứng trong xếp hạng tiền gửi ngoại tệ của Việt Nam.

Trong khi BCA của Vietcombank hiện đang ở mức Ba3 đang được xem xét, thì BCA của VietinBank, Agribank và BIDV chưa bị ảnh hưởng bởi việc đánh giá lại lần này do BCA của ba ngân hàng này đang thấp hơn mức ba3 của quốc gia. Tuy nhiên, các đánh giá CRR và CRA dài hạn của Viecombank, Agribank và BIDV đang được xem xét, trong khi của Vietinbank không bị ảnh hưởng. Sự khác biệt này là do các BCA và các đánh giá xếp hạng sơ bộ của các ngân hàng này có sự khác nhau.

Đối với xếp hạng của nhóm ngân hàng TMCP, việc đánh giá BCA, xếp hạng dài hạn và triển vọng dài hạn của ACB, MBBank và Techcombank đều bị ảnh hưởng, do mức ba3 của BCA, xếp hạng tiền gửi nội tệ dài hạn và nhà phát hành nợ ngoại tệ trong nước và nước ngoài ở mức Ba3 của ba ngân hàng này đều đang theo mức xếp hạng của quốc gia. Xếp hạng tiền gửi ngoại tệ B1 của ba ngân hàng này cũng đang được xem xét vì đang bằng với mức xếp hạng của quốc gia.

Việc xem xét tại ABBank, OCB, TPBank, VIB và VP Bank chỉ ảnh hưởng ở xếp hạng tiền gửi ngoại tệ B1 của các ngân hàng này, do cũng ngang với mức xếp hạng tiền gửi ngoại tệ B1 của quốc gia. Trong khi đó, việc xem xét ở HDBank và Liên Việt chỉ ảnh hưởng đến xếp hạng nhà phát hành nợ và tiền gửi dài hạn. Đánh giá về MSB, NamA Bank và SHB chỉ ảnh hưởng đến CRR và CRA dài hạn.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Moody’s bất ngờ xem xét hạ tín nhiệm nợ quốc gia và 17 ngân hàng Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO