Diễn đàn

Nâng cao năng lực cạnh tranh: Quản lý tài sản vô hình và danh tiếng doanh nghiệp

Trung Lê 31/07/2024 - 21:04

“Diễn đàn Năng lực cạnh tranh doanh nghiệp cấp tỉnh 2024” (PBCF) do Tạp chí Doanh Nhân Sài Gòn phối hợp với Trường Đại học Nguyễn Tất Thành và Viện Sáng kiến Việt Nam tổ chức vừa diễn ra tại TP.HCM cho thấy năng lực cạnh tranh là yếu tố then chốt đối với sự phát triển doanh nghiệp (DN) và nền kinh tế.

Quản trị danh tiếng và tài sản vô hình định hình chiến lược kinh doanh

Để nâng cao năng lực cạnh tranh đối với DN, nhà quản trị cần có cái nhìn toàn diện chiến lược phát triển, môi trường kinh doanh, vị trí địa lý, lực lượng lao động và lợi thế cạnh tranh. Do đó, Báo cáo Tiến tới tương lai 2023 đã trở thành tiêu chuẩn quốc tế giúp nhà quản trị hiểu rõ các xu hướng đang chi phối và định hình chiến lược kinh doanh. Phiên bản thứ 8 của báo cáo này tóm tắt 10 xu hướng có tầm ảnh hưởng nhất đến DN, gồm có:

image001.jpg

- Phát triển bền vững và thực thi tiêu chí ESG (Environmental - Môi trường, Social - Xã hội, Governance - Quản trị DN): Việc tích hợp phát triển bền vững và thực thi tiêu chí ESG trong chiến lược kinh doanh không chỉ là cam kết mà còn là cơ hội tạo ra giá trị lâu dài cho DN và cộng đồng.

- Lãnh đạo có trách nhiệm: Nhằm đáp ứng hiệu quả đối với các thách thức lớn như biến đổi khí hậu và bất ổn kinh tế, vai trò của lãnh đạo có trách nhiệm không chỉ giới hạn trong phạm vi tạo ra lợi nhuận mà còn truyền cảm hứng cho cộng đồng và xã hội.

- Danh tiếng DN: Báo cáo Tiến tới tương lai 2023 cho thấy việc đầu tư xây dựng và duy trì danh tiếng DN là yếu tố quyết định sự thành công trong thời đại số hóa. Để làm được điều đó đòi hỏi DN đầu tư hệ thống vận hành và quản trị chủ động các yếu tố rủi ro.

- Truyền thông DN: Đây là phương tiện quan trọng bậc nhất nhằm điều hướng và minh bạch hóa dư luận, giúp DN lan tỏa thông điệp có giá trị về danh tiếng nói chung và nhà lãnh đạo có trách nhiệm nói riêng.

- Số hóa và an ninh mạng: Công nghệ ngày càng ảnh hưởng đến mô hình vận hành DN, cách thức xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng và sản phẩm, dịch vụ. Điều này đặt ra thách thức mới đối với việc quản lý tài sản vô hình và biện pháp bảo mật chặt chẽ.

- Mục tiêu DN: Không chỉ tạo ra lợi nhuận mà còn thúc đẩy sự phát triển của mô hình kinh doanh có trách nhiệm và tạo ra giá trị cho xã hội.

- Tương lai của môi trường làm việc: Thừa hưởng từ những thay đổi trong công nghệ, hình thức làm việc “lai” (hybrid) và tập trung vào thu hút nhân tài, đa dạng và hợp tác.

- Thương hiệu DN: Tầm quan trọng của thương hiệu như là lời hứa và cam kết đối với khách hàng ngày càng có vai trò quan trọng, nhất là khi đổi mới cách tiếp cận tích hợp với quản lý tài sản vô hình.

- Quản trị DN: Tích hợp tiêu chí ESG vào mô hình quản trị nhằm đảm bảo tính bền vững và trách nhiệm xã hội.

- Các vấn đề khí hậu khẩn cấp: DN cần hành động quyết liệt hơn để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu trong sản xuất và vận hành chuỗi cung ứng.

Doanh nghiệp Việt Nam hòa nhịp cùng xu hướng quản trị 2023

Trong năm 2023, nhiều DN đã triển khai xu hướng quản trị tiên tiến vào điều hành và hoạt động, minh chứng cho tính xác thực và định hướng của Báo cáo Tiến tới tương lai 2023. Tiêu chí ESG đã được tích hợp mạnh mẽ vào chiến lược kinh doanh, nhấn mạnh vào phát triển bền vững và trách nhiệm xã hội. Đồng thời, các biện pháp bảo mật và an ninh thông tin cũng được tăng cường trong bối cảnh số hóa và sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI).

Khi mỗi DN Việt Nam hướng tới mục tiêu Net Zero và các tín chỉ carbon, cũng như kinh tế tuần hoàn và tận dụng tài nguyên hiệu quả không chỉ cải thiện hiệu quả kinh doanh là còn góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của địa phương và quốc gia.

Khi nhiều DN trong một khu vực cùng áp dụng các xu hướng quản trị tiên tiến, năng lực cạnh tranh của khu vực đó sẽ được nâng cao rõ rệt thể hiện qua việc thu hút đầu tư, cải thiện cơ sở hạ tầng, tạo ra nhiều việc làm chất lượng cao. Kết quả là nền kinh tế địa phương trở nên mạnh mẽ hơn, bền vững hơn và có khả năng cạnh tranh cao hơn trên thị trường.

Khi năng lực cạnh tranh của các địa phương được nâng cao sẽ góp phần quan trọng vào việc cải thiện năng lực cạnh tranh của quốc gia. Việc áp dụng tiêu chí ESG và hướng tới mục tiêu Net Zero không chỉ giúp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường mà còn giúp quốc gia đạt được các cam kết quốc tế về phát triển bền vững và chống biến đổi khí hậu.

Hơn nữa, một quốc gia với những DN dẫn đầu trong việc áp dụng các tiêu chuẩn quản trị tiên tiến sẽ có sức hút mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư quốc tế.

Từ việc nâng cao năng lực cạnh tranh của mỗi DN, có thể thấy bức tranh lớn hơn về sự phát triển bền vững của quốc gia. DN Việt Nam bằng những hành động thiết thực và cam kết mạnh mẽ, không chỉ thành công của riêng mình mà còn góp phần vào sự thịnh vượng chung của đất nước.

Khi mỗi DN Việt Nam hướng tới mục tiêu Net Zero và các tín chỉ carbon, cũng như kinh tế tuần hoàn và tận dụng tài nguyên hiệu quả không chỉ cải thiện hiệu quả kinh doanh là còn góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của địa phương và quốc gia.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Nâng cao năng lực cạnh tranh: Quản lý tài sản vô hình và danh tiếng doanh nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO