4 lý do nhân viên giỏi nghỉ việc

VÂN ANH/NHUONGQUYENVIETNAM.COM| 07/11/2014 04:49

Sau đây là 4 lý do thúc đẩy nhân viên giỏi nghỉ việc và cũng là những khía cạnh mà nhà tuyển dụng có thể tìm cách hóa giải.

4 lý do nhân viên giỏi nghỉ việc

Tác giả Anne Fisher đã giới thiệu trên CNNMoney bài viết "Để giữ nhân viên trung thành, hãy hỏi họ muốn gì". Tác giả tham khảo nội dung cuộc phỏng vấn của CEO Dan Amos của công ty Aflac(Mỹ). Ông nói: "Nếu bạn muốn biết điều gì giúp giữ chân nhân viên, hãy hỏi họ. Nghe có vẻ đơn giản nhưng nhiều công ty không làm được”.

Có nhiều lý do khiến nhân viên khách quan nghỉ việc như: không thể cân bằng giữa công việc và cuộc sống, chuyển chỗ ở, vấn đề gia đình...Nhưng bên cạnh đó cũng có không ý lý do chủ quan như mâu thuẫn với đồng nghiệp, không phù hợp với công việc…

Sau đây là 4 lý do thúc đẩy nhân viên giỏi nghỉ việc và cũng là những khía cạnh mà nhà tuyển dụng có thể tìm cách hóa giải.

1. Khen thưởng nghèo nàn

Phần thưởng không chỉ là tiền bạc. Khen thưởng nhân viên có thể thể hiện theo nhiều cách khác nhau, mà giá trị nhất là được sự thừa nhận năng lực cả trong và ngoài công ty. Một kì nghỉ ngắn ngày, cơ hội làm trưởng dự án mới, thăng chức hay hình thức phổ biến nhất là phần thưởng tiền nho nhỏ như tăng lương hay một khoản bonus bất ngờ.

Những cách vừa kể giúp bạn tưởng thưởng cho người lao động dễ dàng, nhưng chính các bậc lãnh đạo cần phải giải quyết các vấn đề giao tiếp để hiểu rõ mong muốn của nhân viên. Chìa khóa ở đây là tìm ra giá trị của nhân viên và đầu tư vào đó.

2. Quản lý kém

Câu nói "Người ta không rời bỏ công ty mà rời bỏ sếp của họ." hoàn toàn là sự thật! Nhiệm vụ của nhà quản lý là thúc đẩy, hứa hẹn và triển khai hệ thống khen thưởng để giữ chân nhân viên. Dù các giam sát viên, quản lý cấp trung hay trưởng nhóm thường công nhận trong phạm vi nhóm những nhân viên đạt mục tiêu hay có thành tích nổi bật nhưng điều đó không thay thế sự công nhận và từ các cấp quản lý cao hơn.

Một người giỏi chuyên môn không có nghĩa sẽ trở những quản lý tuyệt vời. Khi những người không phù hợp được bổ nhiệm làm lãnh đạo, anh ta có thể gây những tình huống tồi tệ làm giảm tinh thần người lao động dù đem về doanh thu cao.

Vì vậy, hãy ngừng dán mác "Quản lý" cho những nhân viên giỏi và chỉ bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo nếu người đó có đủ phẩm chất cần thiết để tác động đến nhân viên, thực hiện tầm nhìn của công ty và sẵn sàng làm việc cùng nhau để hoàn thành công việc.

3. Quy trình tuyển dụng và thăng tiến không hợp lý


Khi một nhân viên giỏi thấy bị sỉ nhục khi người khác không đóng góp nhiều như họ mà được đánh giá cao hay thấy một số người không làm gì để xứng đáng với vị trí mà họ đang giữ. Tuyển dụng và thăng tiến thiên vị là một cách khiến người lao động giỏi xa lánh công ty.

4. Quá nhiều áp lực

Các nhà tuyển dụng có xu hướng giao nhân viên giỏi nhiều trách nhiệm hơn vì tin tưởng họ có thể giải quyết được. Và có lẽ những nhân viên hoàn thành được tất cả công việc được giao nhưng dần dà nó sẽ trở thành vấn đề khi họ bắt đầu cảm thấy không thể thoát khỏi công việc và trách nhiệm nặng nề.

Trở thành một nhân viên giỏi có thể mang lại cho người lao động cả may mắn và tai họa. Sẽ thật tuyệt khi ông chủ công nhận một nhân viên giỏi nhưng phần thưởng sau đó sẽ chẳng ích gì vì người lao động luôn bị áp lực bởi một lượng công việc khổng lồ. Hãy đảm bảo cho người lao động khối lượng công việc và trách nhiệm tương xứng với năng lực, vị trí và tiền lương.

Văn hóa của tổ chức sẽ là phông nền giúp xác định mục tiêu giữ chân nhân viên. Điều này đòi hỏi chiến lược lên kế hoạch và ra quyết định. Bí quyết rất đơn giản: hỏi họ những gì họ muốn. Nếu thấy một ai đó làm việc tốt, hãy công nhận và trao thưởng cho họ nhưng đừng quên tìm cách để họ tiếp tục phát huy năng lực.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
4 lý do nhân viên giỏi nghỉ việc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO