FDI chảy vào Đông Nam Á tăng mạnh nhờ chiến tranh thương mại

THÁI DUY| 31/10/2018 02:00

Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đổ vào Đông Nam Á đã tăng nay còn tăng mạnh hơn khi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tiếp tục leo thang. Nhiều doanh nghiệp đã di dời hoạt động sản xuất khỏi Trung Quốc.

FDI chảy vào Đông Nam Á tăng mạnh nhờ chiến tranh thương mại

Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đổ vào Đông Nam Á đã tăng nay còn tăng mạnh hơn khi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tiếp tục leo thang

Theo báo cáo tuần trước từ Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTD), dòng FDI chảy vào Đông Nam Á tăng 18% lên 73 tỷ USD trong nữa đầu năm 2018 so với một năm trước. Tổng đầu tư nước ngoài toàn cầu chỉ ở mức -41% cùng thời điểm này.

Theo Nikkei Asia Review, tỷ lệ tăng trưởng của một số quốc gia đặc biệt hưởng lợi từ xu hướng trên là Thái Lan, Philippines và Campuchia. Đầu tư vào Nam Á, chủ yếu là Ấn Độ, cũng tăng 13% lên 25 tỷ USD. Đông Nam Á có lợi thế về vịa trí địa lý khá gần với hai thị trường lớn là Trung Quốc và Ấn Độ, cũng như nguồn lao động giá rẻ dồi dào. Hai điều kiện này tạo môi trường cho nhà sản xuất nước ngoài đặt cơ sở của họ tại khu vực.

Nghiên cứu gần đây của Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Trung Quốc cho thấy: 18,5% doanh nghiệp Mỹ tại quốc gia này đang dự tính, hoặc đã di dời cơ sở sản xuất của họ tới Đông Nam Á. Đây là kết quả của các mức thuế quan mà cả hai nước liên tục trả đũa nhau trong cuộc đối đầu.

Singapore hưởng lợi từ những đầu tư mới, điển hình như những dây chuyền sản xuất pin. Ngoài ra, đảo quốc còn trở thành trung tâm cải tiến kỹ thuật số của một số tập đoàn lớn ở nửa đầu năm.

Tại Việt Nam, FDI cũng tăng mạnh trong khu vực sản xuất. Maybank Kim Eng Research trình bày trong một báo cáo rằng FDI tại khu vực này tăng 18% trong 9 tháng đầu năm. Mức tăng mạnh này bắt nguồn từ khoản đầu tư từ hai doanh nghiệp lớn của Hàn Quốc là Hyosung và LG Innotek. Tổng đầu tư của cả 2 công ty này lên đến 1,7 tỷ USD.

Tương tự, hồi tháng 7, nhà cung cấp điện tử Delta Electronics từ Đài Loan đề nghị mức giá 2,1 tỷ USD để mua lại cơ sở sản xuất ở Thái Lan. Delta muốn đa dạng hóa cơ sở tại Trung Quốc, cũng đồng nghĩa sản phẩm của họ phải chịu áp thuế của Mỹ.

Một doanh nghiệp khác chuyển hướng đầu tư về Đông Nam Á là New Kinpo Group (NKG), một tập đoàn Đài Loan chuyên cung cấp dịch vụ điều hành sản xuất điện tử. NKG đang lên kế hoạch mở một số nhà máy mới tại Philippines.

Sự chảy máu dòng vốn đang ngày càng nghiêm đối với Đông Nam Á, vì lãi suất Mỹ tăng mạnh và ảnh hưởng từ khủng hoảng thị trường tại Thổ Nhĩ Kỳ và Argentina. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng, trong thời điểm hiện tại, khu vực này vẫn là lựa chọn thay thế tốt nhất cho các nhà sản xuất muốn tìm kiếm cơ sở mới tại châu Á.

Bà Selena Ling, trưởng phòng nghiên cứu quỹ và chiến lược ngân hàng Oversea - Chinese Banking Corporation của Singapore từng nhận định về vấn đề này. “Các nền kinh tế trong khối ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á) vẫn hấp dẫn đối với dòng đầu tư nước ngoài, với triển vọng tăng trưởng tương đối ổn định và bền vững”.

Cũng theo bà Ling, các tập đoàn đa quốc gia thường nhìn nhận các khoản đầu tư của họ trong tầm nhìn trung và dài hạn một cách rất cẩn trọng. Vì thế, việc đổi ý  có thể gây ra một số “rủi ro nghiêm trọng và dây chuyền”..

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
FDI chảy vào Đông Nam Á tăng mạnh nhờ chiến tranh thương mại
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO